xem cỡ chữ
T
Toàn cảnh buổi Báo cáo thời sự
Tham dự buổi Báo cáo thời sự có sự hiện diện của PGS, TS. Nguyễn Tấn Vinh - Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II; PGS, TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai - Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II; PGS, TS. Phạm Tất Thắng - Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II; TS. Lê Thị Anh Đào - Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên, Lãnh đạo các đơn vị, cùng toàn thể viên chức, người lao động và học viên các lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung từ K75.A01 đến K75.A14, khoá học 2024 - 2025 tại Học viện Chính trị khu vực II.
PGS, TS. Đặng Đình Quý - Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao trình bày tại buổi Báo cáo thời sự
Trong khuôn khổ Buổi báo cáo thời sự, PGS, TS. Đặng Đình Quý tập trung trình bày các nội dung: Thứ nhất, khái niệm, những vấn đề cơ bản; nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và ngoại giao. Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, gồm hai bộ phận: (i) Nguyên lý, quan điểm, phương pháp; (ii) Nhận định (về thế giới, đối tác, Việt Nam, về cơ hội, thách thức cho Việt Nam), chiến lược, sách lược (Mục tiêu và thực hiện mục tiêu). Thứ ba, nội hàm chính của tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và ngoại giao: (i) Nguyên lý, quan điểm về thế giới, Việt Nam, đối ngoại của Việt Nam; (ii) Phương pháp nghiên cứu, dự báo, xây dựng và triển khai chính sách đối ngoại; (iii) Phong cách ngoại giao; (iv) Nghệ thuật ngoại giao. Thứ tư, tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và ngoại giao: (i) Quan niệm về thế giới, về đối tác; (ii) Mục tiêu đối ngoại: “Làm gì cũng vì lợi ích của dân tộc mà làm”; (iii) Nguyên tắc: vì lợi ích dân tộc (tuỳ thời điểm); (iv) Phương châm: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”; (v) Định hướng chung: củng cố và xây dựng nội lực, ngoại lực; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; (vi) Định hướng cụ thể: láng giềng, nước lớn, bạn bè…; các phong trào, các tổ chức quốc tế, Liên hợp quốc…; tổ chức lực lượng đối ngoại (ngoại giao là một mặt trận).
Để thực hiện có hiệu quả công tác đối ngoại, cần: Một là, bảo vệ an ninh Tổ quốc. Hai là, phát triển đất nước. Ba là, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Việc học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại, cần thực hiện các giải pháp: Suốt đời phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân; Giữ vững bản lĩnh cách mạng; Tư duy chiến lược (dự báo, chuẩn bị, cướp thời cơ); Phong cách; Bàn về phương pháp “ngũ tri” trong công tác đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Thứ nhất, nghiên cứu, kiến nghị chính sách cần tiến hành trên cả bốn mảng việc: (i) Nghiên cứu tổng thể tình hình (để Tri thời); (ii) Nghiên cứu các đối tác liên quan (để Tri bỉ) ; (iii) Nghiên cứu thực lực, chính sách và biện pháp của ta (để Tri kỷ) và; (iv) Kiến nghị điều chỉnh đối sách thì Tri chỉ và Tri biến. Thứ hai, trong quá trình theo dõi, nghiên cứu, nếu phát hiện một trong các yếu tố: tình hình, đối tác hoặc bản thân ta có thay đổi thì phải xem lại các biện pháp, chính sách của ta đối với đối tác và đối với những thay đổi của tình hình.
Buổi Báo cáo thời sự kết thúc sáng cùng ngày./.
Tag:
Tin và ảnh: Kim Ngân
Video
Hội nghị tổng kết công tác tổ chức cán bộ năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
Báo cáo thời sự định kỳ tháng 01/2025 với chủ đề: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và ngoại giao”
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổng kết công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông giai đoạn 2019-2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025
Hội nghị công bố và triển khai Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
TOÀN VĂN: Quyết định 214-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Liên kết website