Sign In

Báo cáo thời sự định kỳ tháng 10/2024 với chủ đề: “Trung Quốc đại cải cách kinh tế sau Hội nghị Trung ương 3 khoá 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

  15:06 07/10/2024
Thực hiện Kế hoạch công tác tháng 10 năm 2024, sáng ngày 07/10/2024, Học viện Chính trị khu vực II tổ chức buổi Báo cáo thời sự định kỳ tháng 10/2024 với chủ đề: “Trung Quốc đại cải cách kinh tế sau Hội nghị Trung ương 3 khoá 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc” do TS. Phạm Sỹ Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc (CESS) trình bày.

Toàn cảnh buổi Báo cáo thời sự

Tham dự buổi Báo cáo thời sự có sự hiện diện của PGS, TS. Nguyễn Quốc Dũng - Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II; PGS, TS. Nguyễn Tấn Vinh - Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II; PGS, TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai - Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II; PGS, TS. Phạm Tất Thắng - Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II; TS. Lê Thị Anh Đào - Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II; các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ, Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên, Lãnh đạo các đơn vị, cùng toàn thể viên chức, người lao động và học viên các lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung từ K75.A01 đến K75.A14, khoá học 2024 - 2025 tại Học viện Chính trị khu vực II.

TS. Phạm Sỹ Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc (CESS) trình bày tại buổi Báo cáo thời sự

Trong khuôn khổ Buổi báo cáo thời sự, TS. Phạm Sỹ Thành tập trung trình bày các nội dung: Thứ nhất, bối cảnh Hội nghị Trung ương 3 khoá 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc - Những thay đổi về nhận thức, tư tưởng chỉ đạo: (i) Nhận thức về vai trò, vị trí của Đảng; (ii) Nhận thức mới về an ninh, mối quan hệ giữa an ninh và phát triển: Tầm quan trọng của an ninh chính trị hoặc chế độ; Sự đan xen lẫn nhau của các mối đe đoạ an ninh bên trong và bên ngoài; Nhấn mạnh vào các phương pháp phòng ngừa đối với các thách thức an ninh; Nhu cầu cải cách liên tục về tổ chức, luật pháp và chính sách an ninh quốc gia để đáp ứng môi trường an ninh ngày càng thách thức và Trung Quốc phải đối mặt. (iii) Nhận thức về mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội. Thứ hai, bối cảnh Hội nghị Trung ương 3 khoá 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc - Bối cảnh kinh tế và hệ quả: (i) Vai trò của Đảng trong điều hành kinh tế Trung Quốc: phòng điều khiển CCDR; (ii) Cải cách doanh nghiệp nhà nước và sự mở rộng của các khu vực kinh tế nhà nước; (iii) Hệ quả: Kinh tế tăng trưởng chậm lại, môi trường kinh tế kém thân thiện, dòng vốn tháo chạy; (iv) Những đề xuất về thịnh vượng chung; (v) Ba "lằn ranh đỏ" và tình hình doanh nghiệp bất động sản; (vi) Thay đổi trong chính sách của Mỹ với Trung Quốc. Thứ ba, Hội nghị Trung ương 3 khoá 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc - Những nội dung chính: (i) Chủ đề 1 - Yêu cầu chung và ý nghĩa to lớn của việc tiếp tục đi sâu cải cách toàn diện và hiện đại hoá kiểu Trung Quốc; Chủ đề 2 - Xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa trình độ cao; Chủ đề 3 - Kiện toàn thúc đẩy phát triển nền kinh tế chất lượng cao; Chủ đề 4 - Xây dựng thể chế hỗ trợ đổi mới sáng tạo toàn diện; Chủ đề 5 - Kiện toàn hệ thống quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô; Chủ đề 6 - Hoàn thiện thể chế hợp nhất thành thị - nông thôn; Chủ đề 7 - Hoàn thiện thể chế mở cửa đối ngoại trình độ cao; Chủ đề 8 - Kiện toàn hệ thống dân chủ nhân dân toàn quá trình; Chủ đề 9 - Hoàn thiện hệ thống pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc; Chủ đề 10 - Đi sâu cải cách thể chế văn hoá; Chủ đề 11 - Bảo đảm và cải thiện phúc lợi của người dân; Chủ đề 12 - Đi sâu cải cách thể chế văn minh sinh thái; Chủ đề 13 - Hiện đại hóa hệ thống an ninh quốc gia và năng lực an ninh quốc gia; Chủ đề 14 - Tăng cường cải cách quốc phòng và quân sự; Chủ đề 15 - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; ii) Những phương hướng cải cách lớn: Tập trung vào khoa học công nghệ; Cải cách thuế; Chính sách bất động sản. Thứ tư, tác động và một số hàm ý đối với Việt Nam. Về tích cực: Vốn và FDI Trung Quốc vào Việt Nam tăng; Cơ hội cho các ngành kinh tế xanh, giảm phát thải; Tăng nhập khẩu các hàng công nghệ cao; Tăng nhập khẩu chính ngạch các hàng chất lượng cao. Về tiêu cực: Xuất khẩu Trung Quốc tăng, nhập khẩu giảm; Giảm nhập khẩu các sản phẩm thượng du và hạ du liên quan đến bất động sản; Bùng nổ xuất khẩu “bộ ba mới” theo khu vực; xuất siêu tăng mạnh và các lo ngại về chệch hướng thương mại Việt Nam - Mỹ.

Buổi Báo cáo thời sự kết thúc sáng cùng ngày./.

Tag:

Tin và ảnh: Kim Ngân

Alternate Text