Sign In

NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ KỶ LUẬT ĐẢNG Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

21:18 30/01/2024

Chọn cỡ chữ A a    

Tóm tắt: Vùng Đông Nam Bộ là trung tâm kinh tế, tài chính, du lịch, dịch vụ quan trọng của cả nước. Để thực hiện định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ theo Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cần có đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Thực tiễn thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên cho thấy còn tình trạng sai phạm, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, từ đó, đặt ra yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng ở các địa phương trên cả nước nói chung và các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ nói riêng. Bài viết nêu một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện hiệu quả công tác này. Từ khóa: Đông Nam Bộ; kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng; Nghị quyết số 24-NQ/TW

Đông Nam Bộ là khu vực phát triển năng động, sáng tạo; là trung tâm kinh tế, tài chính, du lch, dch vvi tc độ phát trin cao góp phn quan trng vào sphát trin ca cnước. Nghquyết số 24-NQ/TW ngày 08/10/2022 đã chrõ: “Vùng Đông Nam Bộ có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước”(1). Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam Bộ đặt ra yêu cu cao v đội ngũ cán bộ phải năng động, sáng tạo, có tư duy đột phá về lãnh đạo và thực hiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vì lợi ích chung của địa phương, của vùng và cả nước. Mặc dù vậy, trong bối cảnh tác động của nhiều yếu tố chủ quan, khách quan hiện nay, một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã sai phm trong thc hin chc trách, nhim vụ; vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, tăng cường kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng ở các địa phương trên cnước nói chung và các tnh, thành vùng Đông Nam Bnói riêng là nhim vquan trng, cần quan tâm thực hiện các giải pháp mang tính đồng bộ, khả thi:

Thứ nhất, các cấp ủy đảng, tổ chức đảng, đảng viên nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của đẩy mạnh kiểm tra, giám sát và tăng cường kỷ luật đảng

Nhận thức đúng đắn về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, xác định được tầm quan trọng công tác này đối với công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị hiện nay là giải pháp quyết định đến việc tổ chức thực hiện trong thực tiễn. Nhận thức đúng có ý nghĩa chỉ đạo hành động đúng. Ngược lại, nếu nhận thức không đầy đủ, đúng đắn, không nắm vững đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước sẽ dễ dẫn đến vi phạm kỷ cương, kỷ luật của Đảng. Các cấp ủy đảng, ủy ban kiểm tra các cấp nhận thức không đúng sẽ rất nguy hiểm đối với sự lãnh đạo của Đảng. Bởi vì, kiểm tra, giám sát là một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng, là chức năng lãnh đạo của Đảng. Đảng khẳng định: “Công tác kiểm tra có vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng”(2). Chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng trước hết từ nhận thức của cấp ủy, ủy ban kiểm tra, cán bộ làm công tác kiểm tra và đội ngũ đảng viên. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng thì việc xác định, tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát mới hiệu quả. Nếu nhận thức không đầy đủ sẽ không xây dựng được các chương trình, kế hoạch triển khai kịp thời, đáp ứng các yêu cầu kiểm tra, giám sát. Vì vậy, vấn đề nhận thức là điều kiện tiên quyết để tăng cường hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng. Thông qua kiểm tra, giám sát, các cấp ủy, tổ chức đảng “kịp thời phát hiện nhân tố mới, tích cực để phát huy, bảo vệ bảo vệ người tốt, cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì lợi ích chung; phải chủ động phát hin sm để phòng nga, ngăn chn, khc phc khuyết đim, vi phm ca tchc đảng và đảng viên ngay tkhi còn mi manh nha, không để vi phm nhtích tthành sai phm ln, kéo dài và lan rng”(3). Bên cnh đó, trong điu kin đảng cm quyn, mt bphn cán bộ, đảng viên có chc, có quyn, kim tra, giám sát là mt gii pháp quan trng để phòng, chng suy thoái vtư tưởng chính trị, đạo đức, li sng, ngăn nga cán bộ, đảng viên lm quyn, lng quyn, vượt quyn, sai quyn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Muốn hoàn thành tốt mọi việc, thì toàn thể đảng viên và cán bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và chính sách của Đảng. Và muốn như vậy, thì các cấp ủy đảng phải tăng cường công tác kiểm tra. Vì kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm trọn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân. Do đó mà góp phần vào việc củng cố Đảng về tư tưởng, về tổ chức”(4).

Để nhn thc đúng, đủ vcông tác kim tra, giám sát và klut đảng, tchthể, đối tượng, ni dung, vai trò, trách nhim ca các chthể, đối tượng trong công tác kim tra, giám sát và thm quyn thi hành klut đảng đối vi tchc đảng và đảng viên vi phm, các cpy, tchc đảng, cn thc hin các bin pháp sau:

Một là, quán triệt các văn bản của Đảng, của các cấp ủy đảng về kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng ở địa phương, đơn vị. Cần quán triệt Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; Hướng dẫn số 02-HD/TW ngày 09/12/2021 về thực hiện một số nội dung Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Kết luận số 34-KL/TW ngày 18/4/2022 của Bộ Chính trị về chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2030. Đặc biệt, gần đây, Đảng ban hành các quy trình kiểm tra, giám sát của từng chủ thể: Quyết định số 89-QĐ/TW ngày 01/12/2022 của Ban Bí thư về ban hành quy trình kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng của cấp ủy tỉnh và tương đương đến cơ sở; Quyết định số 354-QĐ/UBKTTW ngày 22/12/2021 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về ban hành các quy trình thực hiện kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. Đặc bit, cn quán trit Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán trong các cơ quan ủy ban kiểm tra các cấp, các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên. Đây là căn cứ, cơ sở để các cpy, tchc đảng trong toàn Đảng quán trit và tchc thc hin.

Hai là, đa dng hóa các hình thc tuyên truyn các quy định ca Đảng, các cpy đảng vcông tác kim tra, giám sát và klut đảng. Hình thc tuyên truyn chyếu hin nay là đăng ti văn bn ca Đảng trên các phương tin thông tin đại chúng, như website Đảng Cộng sản, hoặc website của các đảng bộ địa phương. Tuy nhiên, việc đăng tải văn bản như vậy chủ yếu được những người có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu. Nhiều cán bộ, đảng viên không quan tâm đến nội dung văn bản nên không phát huy và thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm đối với công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng. Vì vậy, cần đổi mới cách tuyên truyền thông qua các cuộc thi tìm hiểu về công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác kiểm tra, giám sát nói riêng, để thu hút sự tham gia của đông đảo cán bộ, đảng viên. Qua đó, khắc phục tình trạng lười học, ngại học nghị quyết.

Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể và đối tượng kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng. Cấp ủy các cấp cần xác định rõ thẩm quyền trong lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Xác định nội dung lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức đảng và đảng viên trong phạm vi quản lý. Các cấp ủy cần bám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị để ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát toàn khóa và từng năm, đồng thời chỉ đạo các tổ chức đảng trực thuộc và ủy ban kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Đối tượng kiểm tra giám sát và bị kỷ luật cần thực hiện đầy đủ kết luận kiểm tra, giám sát và quyết định thi hành kỷ luật đảng.

Thứ hai, lựa chọn đúng nội dung kiểm tra, giám sát và đa dạng hóa hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát

Đông Nam Blà môi trường phát trin kinh tế năng động. Những ảnh hưởng và tác động từ nhiều phương diện lợi ích trong đời sống đến cán bộ, đảng viên là trực tiếp, thường xuyên. Nếu sự tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị bị xem nhẹ, cán bộ, đảng viên dễ dàng bị tác động tiêu cực bởi những cám dỗ lợi ích, dẫn đến những hành vi vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, các cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp cần căn cứ quy định chung của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát; bám sát thc tin địa phương, đơn vị để xác định ni dung kim tra, giám sát, trong đó tp trung vào nhng lĩnh vc nhy cm, vào nhng nơi có đim nóng, nơi có nhiu bc xúc, phn ánh, kiến nghca nhân dân, nht là người đứng đầu. Ni dung kim tra, giám sát cn được xác định hng năm đối vi các tchc đảng cp dưới và đảng viên, nht là người đứng đầu. Theo đó, trong điều kiện phát triển của ở các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ hiện nay, nội dung kiểm tra, giám sát cần tập trung:

Một là, quán triệt nội dung kiểm tra, giám sát chung trong toàn đảng bộ, chi bộ: kiểm tra, giám sát việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận, hướng dẫn của Đảng, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng; việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; quản lý, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của đảng viên; việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính, ci cách tư pháp; việc lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; việc tuyển dụng, tiếp nhận, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, nâng ngạch, bố trí, sử dụng, giới thiệu ứng cử, bầu cử, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, thực hiện chính sách cán bộ; việc lãnh đạo, chỉ đạo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đối với đảng viên, kiểm tra giám sát tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

Hai là, xác định nội dung kiểm tra, giám sát gắn với thẩm quyền, trách nhiệm của đối tượng kiểm tra. Đối với các cấp ủy cấp dưới, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, thông báo, kết luận của Đảng, nhất là Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa và Kết lun số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 ca BChính trvề tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Để nâng cao cht lượng, hiu qucông tác kim tra, giám sát, cn chú trng kim tra, giám sát cpy cp dưới lãnh đạo và thc hin nhim vkim tra, giám sát.

Đối vi đảng viên, nht là người đứng đầu, “Chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không để người thân trong gia đình lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi”(5); kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, việc thực hiện trách nhiệm nêu gương theo Quy định số 101-QĐ/TW ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp và Quy định số 08-QĐ/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. “Thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát của tổ chức đảng, giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân vphm cht, đạo đức, li sng ca cán bộ, đảng viên”(6). Việc xác định nội dung kiểm tra, giám sát phải bảo đảm phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương, đơn vị. Thường xuyên khảo sát, đánh giá thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, nhất là người đứng đầu, để dự báo những hành vi vi phạm trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó đề ra các biện pháp ngăn ngừa vi phạm từ sớm, từ xa.

Ba là, đa dạng các hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát. Công tác kiểm tra, giám sát, một mặt, phải được thc hin từ trên xuống; kiểm tra, giám sát từ trong nội bộ Đảng, nghĩa là người lãnh đạo kiểm tra, giám sát kết quả những công việc của cán bộ, đảng viên; mặt khác, phải kiểm tra, giám sát từ ngoài Đảng - từ giám sát của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Quần chúng và cán bộ kiểm tra sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cái cách sửa chữa sự sai lầm đó. Cách này là cách tốt nhất để kiểm tra các nhân viên”(7). Vì vậy, hiện nay phải chú trọng đến kiểm tra, giám sát của quần chúng đối với cán bộ, đảng viên bằng các hình thức, biện pháp cụ thể.

Thứ ba, tăng cường, nâng cao hiệu quả của công tác giám sát

Thực tế cho thấy, công tác giám sát chưa thật sự hiệu quả: chưa kịp thời phát hiện những dấu hiệu vi phạm để báo cáo cấp ủy, ủy ban kiểm tra kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên. Năm 2023, các cấp ủy đảng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã giám sát đối với 1.761 tổ chức đảng (tăng 51 tổ chức đảng so với năm 2022) và 3.915 đảng viên (tăng 1.463 đảng viên so với năm 2022), bao gồm 1.642 cấp ủy viên, tuy nhiên, chỉ phát hiện và kết luận 50 tổ chức đảng, 76 đảng viên có vi phạm, khuyết điểm, trong đó, chuyển sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 01 tổ chức đảng và 02 đảng viên(8). Vì vy, cpy, ủy ban kim tra các cp cn chú trng giám sát chuyên đề thc cht, tránh hình thc, thành tích; đa dạng hóa hình thức giám sát. Đối vi giám sát trc tiếp, thẳng thắn trao đổi, thảo luận, chất vấn trong các hội nghị, trong sinh hoạt đảng. Đối với giám sát gián tiếp, các tổ chức đảng cần nghiên cứu kỹ các văn bản bản, tài liệu liên quan như báo cáo, kiểm điểm của tổ chức, cá nhân, thông báo kết luận, đánh giá chất lượng tổ chức đảng và đảng viên; tự phê bình và phê bình, việc thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.

Thứ tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ủy ban kiểm tra các cấp và đội ngũ cán bộ kiểm tra

Ủy ban kiểm tra được lập từ đảng ủy cơ sở trở lên, do cấp ủy cùng cấp bầu. Chất lượng hoạt động của ủy ban kiểm tra phụ thuộc vào tổ chức, bộ máy và nhân sự kiểm tra. Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban kiểm tra cấp tỉnh được quy định tại Quy định số 37-QĐi/TW ngày 01/12/2023 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương và cấp huyện ở Quy định số 46-QĐ/TW ngày 03/12/2021 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể đối với  ủy ban kiểm tra cấp cơ sở. Vì vậy, cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên cần hướng dẫn cấp dưới xây dựng quy chế làm việc bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Nghiên cứu, xem xét tăng thẩm quyền cho ủy ban kiểm tra bảo đảm ủy ban kiểm tra cấp huyện có tính độc lập trong thực hiện kiểm tra, giám sát đối với cấp ủy viên cùng cấp.

Đối vi nhân skim tra, Quy định số 22-QĐ/TW đã quy định về số lượng thành viên ủy ban kiểm tra các cấp thống nhất. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ủy ban kiểm tra, cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra. Vì vậy, cần chú trọng quy hoạch, tạo nguồn cán bộ kiểm tra. Công tác kiểm tra, giám sát diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội đến những vấn đề quản lý đất đai, môi trường, tòa án, thanh tra, kiểm tra… Tuy nhiên, cán bộ kiểm tra chỉ được đào tạo một chuyên ngành nhất định, không thể am hiểu tất cả các lĩnh vực trong phạm vi kiểm tra của Đảng. Vì vậy, để cán bộ kiểm tra đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cần thực hiện tốt công tác cán bộ kiểm tra. Trong đó, tạo nguồn, lựa chọn những cán bộ có sự am hiểu thực tiễn từ các ngành, các lĩnh vực để quy hoạch các chức danh lãnh đạo ủy ban kiểm tra. Đồng thời, thực hiện Quy định số 110-QĐ/TW ngày 06/7/2023 của Ban Bí thư về luân chuyển cán bộ trong ngành Kiểm tra Đảng, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình chặt chẽ và chính sách phù hợp để phát huy vai trò của cán bộ được luân chuyển. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác kiểm tra. Phải nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ kiểm tra, đồng thời thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng cho cán bộ kiểm tra.

Thứ năm, phát huy vai trò của các tổ chức chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác kiểm tra, giám sát

Đảng Cng sn Vit Nam khng định: Đảng Cng sn Vit Nam là đảng cm quyn, tôn trng và phát huy quyn làm chca nhân dân, chu sgiám sát ca nhân dân; da vào nhân dân đề xây dng Đảng, đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành snghip cách mng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân có vai trò rất quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị nói chung, công tác kiểm tra, giám sát nói riêng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, để kiểm tra, giám sát có hiệu quả, cần kiểm tra, giám sát từ trên xuống, kiểm tra, giám sát trong nội bộ. Bên cạnh đó, kiểm tra, giám sát từ nhân dân là một biện pháp quan trọng, không thể thiếu trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Kết hợp kiểm tra, giám sát trong nội bộ với kiểm tra, giám sát từ bên ngoài, trong đó có các tổ chức chính trị - xã hội. Các cấp ủy, tổ chức đảng phải lấy ý kiến tham gia đóng góp của nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội đối với cán bộ, đảng viên của tổ chức đảng. Qua đó, nắm bắt được tình hình vi phạm của cán bộ, đảng viên, tổ chức thông qua vai trò của nhân dân.

Đặc bit, nhân dân là chthca quyn lc nhà nước. Trong điu kin mt đảng cm quyn, mt bphn đảng viên được nhân dân bu ginhng chc vquan trng trong cơ quan nhà nước. Vì vy, nhân dân có quyn giám sát đối vi cán bộ, đảng viên. Để phát huy vai trò ca nhân dân trong giám sát, cn công khai ni dung hot động ca cán bộ, đảng viên để nhân dân có căn csoi chiếu, đánh giá. Ban hành quy định vvic nhân dân tham gia giám sát cán bộ, đảng viên. Tiếp tc thc hin Kết luận số 54-KL/TW ngày 09/5/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW ngày 03/10/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục phát huy vai trò của Nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa trong nội bộ. Các cấp ủy đảng cần ban hành đồng bộ các quy định, quy chế cụ thể để tạo cơ sở chính trị, pháp lý cho nhân dân tham gia tích cực vào công tác này. Đồng thời, tuyên truyền rộng rãi đến quần chúng nhân dân về quyền và trách nhiệm của họ đối với công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên.

Thứ sáu, thực hiện nghiêm kỷ luật đảng đối với những trường hợp vi phạm, bảo đảm công bằng, bình đẳng trước quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước

Chủ tịch HChí Minh đã nhắc nhở: “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”(9). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ rõ: “Mục đích kỷ luật là để “trị bệnh cứu người”, cảnh tỉnh, răn đe, do đó phải quán triệt phương châm phòng ngừa chặt chẽ, ngăn chặn từ gốc, phát hiện từ sớm, xử lý từ đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn”(10). Vì vậy, để thực hiện nghiêm kỷ luật của Đảng, cần quán triệt các quy định của Đảng, nhất là Quy định số 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, Hướng dẫn số 05-HD/UBKTTW ngày 22/11/2022 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quy định số 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Căn cứ các nội dung trong Quy định số 69-QĐ/TW và Hướng dẫn số 05-HD/TW để  các tổ chức và cá nhân tự soi, tự tu dưỡng, rèn luyện và kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên. Đối với những trường hợp vi phạm, phải kiên quyết xử lý bảo đảm tính công bằng, nghiêm minh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Kiên quyết xử lý và kịp thời thay thế những cán bộ lãnh đạo, quản lý tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình trực tiếp quản lý, các cán bộ, đảng viên, công chức vi phạm về kê khai và minh bạch tài sản, thu nhập. Đặc biệt hiện nay, công tác phòng, chống tham nhũng không có vùng cấm, không có ngoại lệ, nên đối tượng kim tra, giám sát và thi hành klut đảng được xác định khá cthể, bao gồm cả tổ chức đảng đã hết nhiệm kỳ hoạt động, đã giải thể hoặc thay đổi do chia tách, sáp nhập về mặt tổ chức; đảng viên đã chuyển công tác, nghỉ việc, nghỉ hưu. Các cpy, tchc đảng, ủy ban kim tra cn nghiêm túc thc hin, nht là trong vic xlý klut đối vi các tchc đảng không còn hot động, đảng viên đã nghhưu, nghvic, chuyn công tác để givng tính nghiêm minh, công bng trong toàn Đảng và hthng chính trị. Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và hoạt động thanh tra, kiểm toán.

Với những giải pháp đã đề cp từ phương diện nhận thức đến tổ chức thực hiện; công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng của các cấp ủy đảng trong bối cảnh, định hướng phát triển vùng Đông Nam Bộ hiện nay sẽ tập trung vào những vấn đề trọng tâm, căn bản, được tăng cường đồng bộ, hiệu quả. Đó cũng là cơ sở góp phn xây dng đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của các địa phương trong tình hình mớiq

----------------------------------------------------------------

(1) Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

(2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, t.55, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, tr.424

(3) Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

(4) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.362

(5) (6) Đảng Cng sn Vit Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.209 và 203

(7) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5, Sđd, tr.228               (8) Quyết liệt kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm (hcmcpv.org.vn)

(9) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.6, Sđd, tr.127

(10) Nguyễn Phú Trọng, Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.82

LÊ THỊ ANH ĐÀO

Alternate Text

Bình luận

Danh sách bình luận

Số lượng ý kiến bài viết: 0

Thống kê lượt truy cập

Lượt truy cập:

Khách online: