XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CÁC TỈNH, THÀNH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT SỐ 24-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
Tóm tắt: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ở các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ trong sạch, vững mạnh có vai trò quan trọng, là nhiệm vụ hàng đầu và thường xuyên phải thực hiện. Vì vậy, nhận thức đúng đắn, thống nhất về tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính ở các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ để phù hợp với điều kiện thực tiễn, từ đó, đề xuất giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính ở vùng Đông Nam Bộ là yêu cầu đặt ra hiện nay.
NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ KỶ LUẬT ĐẢNG Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Tóm tắt: Vùng Đông Nam Bộ là trung tâm kinh tế, tài chính, du lịch, dịch vụ quan trọng của cả nước. Để thực hiện định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ theo Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cần có đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Thực tiễn thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên cho thấy còn tình trạng sai phạm, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, từ đó, đặt ra yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng ở các địa phương trên cả nước nói chung và các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ nói riêng. Bài viết nêu một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện hiệu quả công tác này. Từ khóa: Đông Nam Bộ; kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng; Nghị quyết số 24-NQ/TW
THỰC TIỄN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM QUA GẦN 40 NĂM ĐỔI MỚI
Tóm tắt: Trải qua gần 40 năm đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Bên cạnh đó cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc. Nội dung bài viết hướng trọng tâm vào tổng kết, phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới. Từ khóa: công nghiệp hóa, hiện đại hóa; gần 40 năm đổi mới; Việt Nam
TRIẾT LÝ PHÁT TRIỂN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG NGHỊ QUYẾT 24-NQ/TW NGÀY 07/10/2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
Tóm tắt: Triết lý phát triển vùng Đông Nam Bộ trong Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị là nội dung mang tính định hướng, có ý nghĩa phương pháp luận trong sự nghiệp đổi mới của vùng hiện nay. Với việc xác định triết lý phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ bản, xuyên suốt, bao trùm; triết lý phát triển bền vững trên cơ sở hài hòa giữa ba trụ cột là kinh tế, xã hội, môi trường; triết lý phát triển coi định hình, thúc đẩy liên kết nội vùng và liên vùng là phương thức; triết lý phát triển lấy việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân là tiêu chí đánh giá, là mục tiêu của quá trình phát triển; Nghị quyết số 24-NQ/TW góp phần chỉ đạo, dẫn dắt thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Từ khóa: Đông Nam Bộ; triết lý phát triển; Nghị quyết 24-NQ/TW
RÈN LUYỆN CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO TINH THẦN ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG
Tóm tắt: Rèn luyện chuẩn mực đạo đức cho cán bộ, đảng viên là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ và hội nhập quốc tế, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Bài viết phân tích một số nội dung về rèn luyện chuẩn mực đạo đức cho cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Từ khóa: chuẩn mực đạo đức; cán bộ, đảng viên; Đại hội lần thứ XIII; rèn luyện
PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM - TIẾN TRÌNH TÍCH HỢP VÀ TỰ SINH
Tóm tắt: Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới (tháng 12/1986) và từng bước định hình mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã có nhiều cuộc tranh luận diễn ra trong sự hoài nghi và mơ hồ của một số học giả cùng với những luận điệu xuyên tạc, phủ định mô hình này. Tuy nhiên, cho đến nay, qua gần 40 năm đổi mới, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang minh định cho tiến trình “tích hợp” và “tự sinh” tạo động lực tăng trưởng bền vững, bao trùm; phản ánh hệ giá trị của hiện thực và tương lai không thể phủ nhận, trừ những học giả ngây ngô và các thế lực thù địch lạc lõng trong kỷ nguyên hội nhập và phát triển của Việt Nam. Từ khóa: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tích hợp và tự sinh; Việt Nam
ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - NỬA ĐẦU NHIỆM KỲ NHÌN LẠI
Tóm tắt: Thời gian vừa qua, các hoạt động sơ kết, tổng kết nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng được triển khai khá bài bản. Đây là những sự kiện có ý nghĩa chính trị hết sức to lớn thể hiện sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, toàn diện và đầy sức thuyết phục của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần làm sáng rõ bước phát triển trong tư duy lý luận của Đảng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Bài viết khẳng định kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta nửa nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII của Đảng, là cơ sở để tiếp tục thực hiện tốt công tác này trong thời gian tới. Từ khóa: đấu tranh; phòng, chống tham nhũng; tiêu cực
THỂ CHẾ XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG - DẤU ẤN NỬA NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG
Tóm tắt: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ phải bắt đầu bằng công tác xây dựng thể chế trong Đảng. Nửa nhiệm kỳ qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thực hiện tốt trách nhiệm, từng bước hoàn thiện thể chế xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là cơ sở quan trọng để lãnh đạo và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII lần thứ của Đảng. Từ khóa: Đại hội lần thứ XIII; thể chế; xây dựng, chỉnh đốn Đảng
THỂ CHẾ HÓA, CỤ THỂ HÓA CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG THÀNH PHÁP LUẬT GÓP PHẦN TIẾP TỤC ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO, CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Tóm tắt: Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam theo Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII “Về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới” cần thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp, trong đó có giải pháp “Đổi mới, nâng cao chất lượng ban hành và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao chủ trương, đường lối của Đảng”. Một trong những nội dung quan trọng góp phần tổ chức thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng là thể chế hóa, cụ thể hóa thành luật và các văn bản dưới luật. Bài viết phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật hiện nay, hướng tới mục tiêu tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của đảng theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW.
Báo cáo kết quả Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
hcma.vn - Sáng 8/6/2023, tại Hà Nội, Đảng ủy Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và báo cáo tại hội nghị.
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT SỐ 10-NQ/TW CỦA ĐẢNG
Tóm tắt: Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (năm 1986), kinh tế tư nhân đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm, chú trọng tạo điều kiện phát triển, đóng góp ngày càng lớn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Thực tiễn và lý luận trong giai đoạn vừa qua đã chứng minh kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng, nhân tố chính tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nhanh của ả nước, nổi bật là ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết khái quát về phát triển kinh tế tư nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời nhấn mạnh một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của kinh tế tư nhân cho sự phát triển kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh theo tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TW. Từ khóa: kinh tế tư nhân; Nghị quyết số 10-NQ/TW; Thành phố Hồ Chí Minh
Video
Lãnh đạo Học viện Chính trị khu vực II đón tiếp Đoàn đại biểu Trường Đảng Tỉnh uỷ Quảng Đông, Trung Quốc
Học viện Chính trị khu vực II tổ chức chuỗi các sự kiện chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và 75 năm truyền thống Trường Đảng miền Nam (1949 - 2024)
Lễ dâng hoa Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương Phòng Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
PGS.TS Nguyễn Tấn Vinh: Tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước
Hội thảo khoa học “Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, phát huy vai trò nòng cốt trong liên minh với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức trong tình hình mới”
Liên kết website