xem cỡ chữ
T
Toàn cảnh Hội thảo
Đến dự Hội thảo, có sự hiện diện của ThS. Dương Thị Phượng - Phó Trưởng Ban Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế; cùng toàn thể giảng viên Khoa Triết học Học viện Chính trị khu vực II.
TS. Nguyễn Xuân Tiệp - Phó Trưởng Khoa Triết học phát biểu đề dẫn tại Hội thảo
Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, TS. Nguyễn Xuân Tiệp khẳng định, kinh tế và chính trị là hai lĩnh vực lớn và quan trọng trong xã hội, có tác động quyết định tới sự biến đổi, phát triển mọi mặt của đời sống. Trong gần 40 năm đổi mới, nhờ giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, Việt Nam đã thoát khỏi khủng hoảng, giữ vững ổn định chính trị và đạt được những thành tựu to lớn. Đảng đã chỉ ra mười mối quan hệ lớn cần phải nhận thức và giải quyết, trong đó, có mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Đây cũng là mười mâu thuẫn lớn tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Việc nhận thức và giải quyết thành công mười mối quan hệ lớn là nguồn gốc, động lực, “phương tiện”, “phương pháp” phát triển của Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thực hiện thành công các đặc trưng và phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội.
TS. Nguyễn Xuân Tiệp nhấn mạnh, Hội thảo tập trung làm rõ quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị; quá trình đổi mới tư duy ở nước ta từ năm 1986 đến nay; thực trạng đổi mới kinh tế và chính trị ở Đông Nam Bộ; những thách thức đặt ra, đề xuất phương hướng và những giải pháp giải quyết hài hòa mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị ở Đông Nam Bộ hiện nay.
Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận về các vấn đề: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị và ý nghĩa lịch sử; Vận dụng quan điểm mác-xít về mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị và ý nghĩa lịch sử; Tư duy, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam; Giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị theo tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Thực trạng mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Đông Nam Bộ hiện nay; Những thách thức về giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị hiện nay; Phương hướng và giải pháp giải quyết hài hòa mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Đông Nam Bộ hiện nay.
Phát biểu kết luận tại Hội thảo, TS. Nguyễn Xuân Tiệp khẳng định, thông qua việc trình bày và trao đổi, Hội thảo đã thống nhất nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng như: Quan niệm về kinh tế, chính trị và mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị; Quá trình đổi mới tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến nay; Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở Đông Nam Bộ và những thách thức đặt ra; Đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở Đông Nam Bộ. Hội thảo là một hoạt động khoa học có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi giảng viên nói riêng và Khoa Triết học nói chung; không chỉ giúp thống nhất về nhận thức, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm của giảng viên mà qua đó còn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Triết học.
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
Hội thảo kết thúc chiều cùng ngày./.
Tag:
Tin và ảnh: Kim Ngân
Video
Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam và 75 năm truyền thống Trường Đảng miền Nam - Học viện Chính trị khu vực II (1949 - 2024)
Lãnh đạo Học viện Chính trị khu vực II đón tiếp Đoàn đại biểu Trường Đảng Tỉnh uỷ Quảng Đông, Trung Quốc
Học viện Chính trị khu vực II tổ chức chuỗi các sự kiện chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và 75 năm truyền thống Trường Đảng miền Nam (1949 - 2024)
Lễ dâng hoa Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương Phòng Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
PGS.TS Nguyễn Tấn Vinh: Tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước
Liên kết website