xem cỡ chữ
T
Toàn cảnh Hội thảo
Đến dự Hội thảo, về phía đại biểu khách mời, có sự tham dự của TS. Nguyễn Văn Sỹ - Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV; TS. Trần Hoàng Hiểu - Trưởng Ban Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Học viện Chính trị khu vực IV; ThS. Phạm Thị Hải Yến - Trưởng Khoa Lý luận cơ sở, Trường Chính trị tỉnh Bình Dương; TS. Phan Duy Anh - Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tá, ThS. Nguyễn Văn Phương - Trường Sĩ quan Lục quân 2; ThS. Nguyễn Thị Thảo Trang - Trường Chính sách công và phát triển nông thôn. Về phía Học viện Chính trị khu vực II, có sự hiện diện của PGS, TS. Nguyễn Quốc Dũng - Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện; PGS, TS. Phạm Tất Thắng - Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học viện; TS. Lê Thị Anh Đào - Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học viện; Lãnh đạo các đơn vị, giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện; cùng các nhà khoa học, nhà nghiên cứu có bài tham luận tham gia Hội thảo.
Chủ trì Hội thảo bao gồm: PGS, TS. Nguyễn Quốc Dũng, PGS, TS. Phạm Tất Thắng.
PGS, TS. Phạm Tất Thắng - Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IIphát biểu khai mạc và đề dẫn tại Hội thảo
Phát biểu khai mạc và đề dẫn tại Hội thảo, PGS, TS. Phạm Tất Thắng khẳng định, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển đất nước, như Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16 tháng 6 năm 2022, Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, khẳng định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là ba thành tố có quan hệ mật thiết, gắn bó, không thể tách rời; có vai trò, vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở, lực lượng to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nguồn lực của đất nước phải tiếp tục ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.” Đồng thời, đồng chí nhấn mạnh, sau hơn 35 năm đổi mới, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất to lớn, như: Nông nghiệp tiếp tục phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, duy trì tăng trưởng ở mức khá cao, khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia; Sản xuất kinh doanh nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, phát huy lợi thế vùng, miền, địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu… Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp phát triển còn thiếu bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm, tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn dựa vào nông hộ nhỏ, thiếu liên kết; chất lượng, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã chưa cao; Nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa trở thành động lực chính để tạo đột phá phát triển; nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
Thay mặt Ban Chủ trì Hội thảo, PGS, TS. Phạm Tất Thắng đề nghị các đại biểu tập trung nghiên cứu các nội dung: Thứ nhất, phân tích thực trạng và đánh giá thành tựu phát triển nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới. Thứ hai, phân tích thực trạng và đánh giá những thay đổi về đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân trong thời kỳ đổi mới. Thứ ba, phân tích thực trạng và đánh giá những thách thức trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ đổi mới. Thứ tư, đề xuất các giải pháp khoa học, thực tiễn để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn một cách bền vững trong giai đoạn tới.
Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu đã tập trung trình bày các tham luận và các ý kiến về các vấn đền: (i) Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong 20 năm đầu đổi mới (1986 - 2006): Quá trình, kết quả, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra; (ii) Sự tham gia chính trị của nông dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2024) và những vấn đề đặt ra; (iii) Hàng hoá nông sản Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 - 2024): Thực trạng và những vấn đề đặt ra; (iv) Chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2024) và những vấn đề đặt ra; (v) Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển lý luận về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (2006 - 2024): Quá trình, kết quả, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra; (vi) Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hợp tác quốc tế phát triển nông nghiệp Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 - 2024): Quá trình, kết quả, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra; (vii) Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 - 2024): Quá trình, kết quả, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra; (viii) Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nông thôn mới và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nông thôn mới từ năm 1986 đến nay,…
PGS, TS. Nguyễn Quốc Dũng - Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II phát biểu kết luận tại Hội thảo
Phát biểu kết luận tại Hội thảo, PGS, TS. Nguyễn Quốc Dũng khẳng định, Hội thảo đã làm việc nghiêm túc, khoa học với tinh thần trách nhiệm cao. Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được gần 60 bài viết của các nhà khoa học đến từ Học viện Chính trị khu vực II, Học viện Chính trị khu vực IV, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, các Trường Chính trị, các trường Đaị học trên cả nước… Tại Hội thảo, có 08 tham luận và nhiều ý kiến phát biểu, thảo luận được trình bày. Hội thảo đã đạt được một số kết quả trong giải quyết những vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ đổi mới: Một là, thực trạng và đánh giá thành tựu phát triển nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới. Hai là, thực trạng và đánh giá những thay đổi về đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân trong thời kỳ đổi mới. Ba là, thực trạng và đánh giá những thách thức trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ đổi mới. Bốn là, các giải pháp khoa học, thực tiễn để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn một cách bền vững trong giai đoạn tới.
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
Hội thảo kết thúc chiều cùng ngày./.
Tag:
Thư ký tòa soạn
Video
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
Báo cáo thời sự định kỳ tháng 12/2024 với chủ đề: “Tầm nhìn, thể chế và lực lượng đổi mới trong kỷ nguyên mới”
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
Toạ đàm khoa học: “Xây dựng khung năng lực vị trí việc làm của Học viện Chính trị khu vực II và Học viện Chính trị khu vực IV”
Lãnh đạo Học viện Chính trị khu vực II đón tiếp Đoàn đại biểu Học viện Hành chính tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
Liên kết website