TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM - Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ GIÁ TRỊ THỜI ĐẠI

    08/11/2022 05:42 PM


    Tóm tắt: Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” của con đường cách mạng Việt Nam là bộ phận cấu thành chính yếu, có tầm vóc như là “xương sống” trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Tầm nhìn hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam trên nhiều khía cạnh thể hiện rõ nét trong nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam, trở thành một trong những yếu tố chủ yếu tạo nên giá trị thời đại to lớn. Bài viết góp phần làm rõ tầm nhìn đó, tiếp cận từ góc độ “tầm nhìn phát triển kinh tế”. Từ khóa: cách mạng Việt Nam; Hồ Chí Minh; tầm nhìn phát triển kinh tế


    Ngày 05/6/1911, tại bến Nhà Rồng, Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), với tên gọi Văn Ba, Chtch HChí Minh theo tàu AmiranLatusơ Tơrêvin (Pháp) rời quê hương, chính thức ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1923, khi trả lời một nhà báo người Nga, Hồ Chí Minh đã nói rõ suy nghĩ về mục đích của chuyến đi năm 1911: “Khi tôi độ mười ba tui, ln đầu tiên tôi được nghe ba chPháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái... Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”(1). Trong một lần khác khi trả lời một nhà văn người Mỹ, Hồ Chí Minh nói rõ thêm: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”(2).

    Gần 10 năm kể từ ngày rời bến Nhà Rồng, năm 1920, Hồ Chí Minh với tên gọi Nguyễn Ái Quốc đã đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin đăng trên báo L’Humanité (Nhân Đạo, sau này là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp, số ra ngày 16 và 17/7/1920). Với quyết định đi theo đường lối của V.I.Lênin, của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc chính thức “tìm ra” con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam theo quỹ đạo cách mạng vô sản. Trong bài viết Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin vào năm 1960 nhân knim 90 năm ngày sinh V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ tâm trạng khi “tìm ra” được con đường cứu nước: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cn thiết cho chúng ta, đây là con đường gii phóng chúng ta!”(3). Trong niềm phấn khởi đó, chưa đầy 05 tháng sau, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tour, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Sự kiện này đánh dấu thái độ rõ ràng và dứt khoát của Nguyễn Ái Quốc đối với con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo quỹ đạo cách mạng vô sản.

    Với những nỗ lực không mệt mỏi khảo nghiệm thực tiễn, nghiên cứu, truyền bá lý luận, hoạch định đường lối, tổ chức thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh đã xây dựng hệ thống quan điểm về con đường cách mạng Việt Nam - độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó chính là sự phát triển của nhận thức về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo quỹ đạo cách mạng vô sản khởi điểm từ sự kiện đọc Sơ thảo Luận cương của V.I.Lênin. Về cơ bản, con đường cách mạng Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh có hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân với mục tiêu chính yếu là giải phóng dân tộc, xác lập địa vị là chủ và làm chủ của nhân dân đối với đất nước, với chế độ chính trị và với chính vận mệnh của mình. Giai đoạn tiếp theo là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng và phát triển đất nước gắn liền với giữ vững thành quả cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Hai giai đoạn này gắn bó chặt chẽ, tác động hữu cơ cùng hướng đến mục tiêu tổng thể là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

    Hồ Chí Minh thường xuyên khẳng định cách mạng Việt Nam là cuộc chiến đấu và cải biến khổng lồ. Trong toàn bộ quá trình thực hiện con đường cách mạng, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều trở thành nội dung, “mặt trận”. Con đường cách mạng Việt Nam bao hàm trong đó sự cách mạng trên 04 lĩnh vc cơ bn ca đời sng xã hi: chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội. Ở mỗi lĩnh vực, Hồ Chí Minh xây dựng hệ thống các quan điểm thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, hướng đến phc vcho mc tiêu tng thcui cùng ca snghip cách mng Vit Nam. Trong đó, tm nhìn phát trin kinh tế được thhin trên những nét chủ yếu sau:

    Thứ nhất, kinh tế là mục tiêu và nội dung của mọi giai đoạn cách mạng

    Trong mọi cuộc cách mạng chính trị - xã hội, kinh tế luôn là một phần nội dung quan trọng. Do vậy, Hồ Chí Minh có những đề cập về kinh tế trong tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam là tất yếu. Tuy nhiên, thông thường, kinh tế chủ yếu được đề cập nhiều trong cuộc cách mạng giải quyết mâu thuẫn giai cấp ở các quốc gia độc lập; trong cuộc cách mạng giữa các giai cấp để cải biến xã hội theo lý tưởng và tôn chỉ của mình. Trong điều kiện các quốc gia thuộc địa, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc - cách mng gii phóng dân tc - thường tập trung nhiều vào vấn đề lật đổ ách thống trị ngoại xâm và nội phản, thiết lập nhà nước độc lập, thực hiện quyền dân tộc tự quyết. Nghĩa là, trong cách mạng giải phóng dân tộc nói chung, khía cạnh chính trị là mục tiêu và nội dung bao trùm.

    Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là toàn diện, trong đó giữ vị trí hàng đầu và bao trùm là mục tiêu kinh tế. Nói về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân”(4). Với mục tiêu này, kinh tế được xem như là nội dung trung tâm, giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong toàn bộ nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Ở góc độ này, Hồ Chí Minh thể hiện sự kế thừa và vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điu thhin tm nhìn rõ hơn, cũng là nét sáng to ca HChí Minh là snhn mnh đến kinh tế như là mc tiêu và ni dung chyếu ca quá trình cách mng dân tc dân chnhân dân, đặc bit là trong cách mng gii phóng dân tc. Trong khi xem trng mc tiêu và ni dung vchính trthì HChí Minh cũng quan tâm đến các mc tiêu và ni dung vkinh tế ca quá trình cách mng dân tc dân chnhân dânVit Nam.

    Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh không chỉ đau đáu về tình cảnh nước mất, mà còn trăn trvtình cnh nô llm than ca nhân dân. Đánh đui thc dân xâm lược và phong kiến tay sai để giành lại nền độc lập cho đất nước luôn gắn liền với chấn hưng phát triển đất nước để xây đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Sự gắn bó chặt chẽ đến mức Hồ Chí Minh phải nhấn mạnh rằng, “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”(5). Chấn hưng đất nước, xây hạnh phúc cho nhân dân không gì khác hơn lấy phát triển kinh tế làm trước hết và xuyên suốt. Như vậy, ngay trong chí hướng cứu nước, Hồ Chí Minh đã có cái nhìn thấu suốt nhu cầu của đất nước và nhân dân. Người đã sớm định hình tầm nhìn về phát triển kinh tế ngay trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc.

    Xác định kinh tế là mục tiêu và nội dung được thực hiện ngay trong quá trình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là một điểm nhấn thể hiện tầm nhìn của Hồ Chí Minh. Trong quá trình cách mạng vốn ưu tiên cho các mục tiêu và nội dung về chính trị (lật đổ chính quyền thống trị, thiết lập chính quyền độc lập) - điều mà các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới thường thể hiện, thì Hồ Chí Minh vẫn có sự nhấn mạnh đến các mục tiêu và nội dung về kinh tế. Trong giai đoạn 1930 - 1945, đặc biệt là 1941 - 1945, mặc dù xác định giành độc lập dân tộc là mục tiêu trên hết, trước hết, Hồ Chí Minh vẫn không quên nhắc nhiều, nhấn mạnh rõ các mục tiêu và nội dung về kinh tế trong đường lối cách mạng. “Mười chính sách của Việt Minh” là một trong những minh chứng sinh động cho điều đó:

    “Có mười chính sách bày ra,/ Một là ích nước, hai là lợi dân./ Bao nhiêu thuế ruộng, thuế thân,/ Đều đem bhết cho dân khi phin.../ Nông dân có ruộng, có bò,/ Đủ ăn, đủ mc, khi lo cơ hàn./ Công nhân làm lụng gian nan,/ Tiền lương phải đủ, mỗi ban tám giờ./ Gặp khi tai nạn bất ngờ,/ Thuốc thang Chính phủ bấy giờ giúp cho./ Thương nhân buôn nhỏ, bán to,/ Môn bài thuế ấy bỏ cho phỉ nguyền./ Nào là những kẻ chức viên,/ Cải lương đãi ngộ cho yên tấm lòng…”(6).

    Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng toàn Đảng xây dựng đường lối kháng chiến kiến quốc. Theo đó, cuộc kháng chiến có hai nội dung chính: (1) Kháng chiến để chống giặc ngoại xâm và tay sai, giữ vững thành quả của Cách mng Tháng Tám năm 1945, bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước; (2) Kiến quốc nhằm kiến thiết đất nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó mục tiêu chính là cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân. Hai nội dung này có mối quan hệ chặt chẽ và biện chứng. Hồ Chí Minh viết: “Nay muốn giữ vững nền độc lập thì chúng ta phải đem hết lòng hăng hái đó vào con đường kiến quốc. Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công. Kiến quốc có chắc thành công, kháng chiến mới mau thắng lợi”(7). Tinh thần kháng chiến kiến quốc tiếp tục được thể hiện trong đường lối và thực tiễn lãnh đạo kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội để bảo đảm hậu phương lớn cho miền Nam trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai. Nội dung trung tâm của xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để vừa tạo dựng nền tảng vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, vừa cung ứng cho tiền tuyến lớn miền Nam. Với tinh thần đó, Hồ Chí Minh không ít lần lấy sản xuất kinh tế là tiêu chí thi đua của toàn Đảng: “Ngày nay Đảng ta lãnh đạo nhân dân miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên đảng viên nào, chi bộ nào sản xuất và lãnh đạo sản xuất tốt tức là đảng viên và chi bộ ấy tốt. Nếu sản xuất và lãnh đạo sản xuất không tốt tức là đảng viên và chi bộ ấy kém”(8). Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đảng cn phi có kế hoch tht tt để phát trin kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”(9).

    Như vậy, kinh tế đã là sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay trong quá trình hình thành chí hướng cứu nước. Sau đó, khi tìm ra con đường cứu nước và suốt toàn bộ quá trình tổ chức thực tiễn cách mạng, kinh tế tiếp tục được xác định một cách nhất quán là mục tiêu và nội dung quan trọng ở tất cả các giai đoạn. Kiến quốc ngay trong quá trình kháng chiến là biểu hiện sinh động cho tầm nhìn của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế.

     Thứ hai, phát triển kinh tế nhiều thành phần, hợp tác kinh tế quốc tế trong quá trình cách mạng Việt Nam theo quỹ đạo cách mạng vô sản

    Về hình thức sở hữu và thành phần kinh tế, Hồ Chí Minh có những quan điểm rất sâu sắc. Khuynh hướng tả khuynh trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa dẫn đến hiện tượng đối lập chủ nghĩa xã hội với kinh tế tư nhân, với tư hữu. Quan điểm đó ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều cán bộ cách mạng ở các nước, trong đó có Việt Nam. Hồ Chí Minh “không bao giờ đem đối lập một cách chung chung trực tiếp các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa với chủ nghĩa xã hội, đặc biệt không coi giai cấp tư sản dân tộc như là kẻ thù của sự nghiệp giải phóng dân tộc”(10). Hồ Chí Minh thể hiện rõ ràng quan điểm phát triển kinh tế nhiều thành phần, thực hiện nhiều hình thức sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong Thường thức chính trị, Hồ Chí Minh xác định sáu thành phần kinh tế(11) với những luận giải rõ về bản chất, vai trò. Ngay trong bối cảnh bệnh tả khuynh trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế dẫn đến sự phủ địch sạch trơn tư hữu và giai cấp tư sản thì Hồ Chí Minh vẫn có cái nhìn rất khác: “Đối với những nhà tư sản công thương, Nhà nước không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ; mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước”(12). Xử lý mối quan hệ quyền lợi giữa các giai tầng trong hoạt động kinh tế, Hồ Chí Minh có cái nhìn rất biện chứng, không nghiêng lệch, thiên vị, triệt tiêu cực đoan: “Chính phủ phải bảo vệ lợi quyền của công nhân. Đồng thời, vì lợi ích lâu dài, anh chị em thợ cũng để cho chủ được số lợi hợp lý, không yêu cầu quá mức”(13). Lãnh đạo phát triển kinh tế hợp tác xã trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhưng Hồ Chí Minh có những giới thiệu và yêu cầu nghiên cứu, học tập cái hay của hợp tác xã ở các nước tư bản phát triển: “Tuy cách làm thì có khác nhau ít nhiều, nhưng mục đích thì nước nào cũng như nhau. Mục đích ấy thì trong lời tuyên ngôn của hợp tác xã Anh đã nói: “Cốt làm cho những người vô sản giai cấp hóa ra anh em. Anh em thì làm giùm nhau, nhờ lẫn nhau. Bỏ hết thói tranh cạnh. Làm cho ai trồng cây thì được ăn trái, ai muốn ăn trái thì giùm vào trồng cây””(14).

    Về hợp tác kinh tế quốc tế, ngay khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, trên cương vlãnh đạo Nhà nước, Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Vit Nam sgiao dch vi tt ccác nước nào trên thế gii mun giao dch vi Vit Nam mt cách tht thà(15). Trong kháng chiến chống Pháp, năm 1947, Hồ Chí Minh nói: “… chúng tôi rất hoan nghênh tư bản Pháp và tư bản các nước khác thật thà cộng tác với chúng tôi. Một là để xây dựng lại Việt Nam sau lúc bị chiến tranh tàn phá, hai là để điều hòa kinh tế thế giới và giữ gìn hòa bình”(16). Như vậy, trong kháng chiến, khi xác định con đường cứu nước theo quỹ đạo cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh vẫn có quan điểm về hợp tác kinh tế quốc tế rất linh hoạt, rộng mở.

    Thứ ba, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình chấn hưng đất nước

    Nội dung quan trọng của phát triển kinh tế trong mục tiêu chấn hưng đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội là xác định lĩnh vực sản xuất gắn liền với bước đi. Hồ Chí Minh khẳng định nông nghiệp và công nghiệp là hai chân để nền kinh tế Việt Nam tiến lên. Nói về mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp, Hồ Chí Minh xác định bước đi: nông nghiệp là điểm xuất phát, công nghiệp là đích đến. Phát triển kinh tế của Việt Nam đương thời phải ưu tiên trong nông nghiệp, lấy phát triển nông nghiệp là điểm xuất phát cho phát triển kinh tế. Sự phát triển của nông nghiệp sẽ là tiền đề cho phát triển công nghiệp; nông nghiệp không phát triển chỉ để cho nông nghiệp mà còn cho sự phát triển của công nghiệp. “Muốn có nhiều nhà máy, thì phải mở mang các ngành công nghiệp làm ra máy, ra gang, thép, than, dầu… Đó là con đường phải đi của chúng ta: Con đường công nghiệp hóa nước nhà. Hiện nay, chúng ta lấy sản xuất nông nghiệp làm chính. Vì muốn mở mang công nghiệp thì phải có đủ lương thực, nguyên liệu. Nhưng công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa vẫn là mục tiêu phấn đấu chung, là con đường no ấm thật sự của nhân dân ta”(17). Quan điểm này của Hồ Chí Minh vừa xuất phát từ điều kiện cụ thể của Việt Nam, vừa phù hợp với xu thế vận động của kinh tế thế giới. Đó là kết quả của tầm nhìn sâu sắc để thấy được bản chất của hiện trạng nền sản xuất của Việt Nam; từ trong hiện trạng nghèo nàn lạc hậu đó thấy được động lực (nông nghiệp); gắn động lực đó với xu thế phát triển của kinh tế thế giới (công nghiệp). Đây là đim ni bt trong tm nhìn ca HChí Minh vbước đi để phát trin kinh tế Vit Nam.

    Trong cương vị người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, tầm nhìn phát triển kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh góp phần quan trọng “soi đường” cho đường lối và thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng. Với sự xác định kinh tế là mục tiêu và nội dung của mọi giai đoạn cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tầm nhìn của Hồ Chí Minh đóng góp trực tiếp cho sự hình thành đường lối vừa kháng chiến, vừa kiến quốc của Đảng và nhân dân ta. “Trong lĩnh vực kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng phải kết hợp chặt chẽ và thực hiện tốt mối quan hệ giữa sản xuất và chiến đấu. Phải phát triển công nghiệp quốc phòng để “chế nhiều vũ khí, dụng cụ, sản phẩm để đánh giặc và để cung cấp cho nhân dân” (tr.59). Chú trọng phát triển nông nghiệp, vì “có thực mới vực được đạo”, phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất, “trồng nhiều lúa, nhiều màu, nhiều bông, để quân và dân đủ ăn, đủ mặc, đủ dùng” (tr.59); “Thi đua tiết kiệm, tránh xa xỉ, phí phạm, để dành lương thực cho bộ đội hoặc cho những lúc túng thiếu” (tr.324). Chỉ có như vậy, thì kháng chiến mới mau thắng lợi, thống nhất độc lập mới mau thành công”(18).

    Sự thắng lợi của đường lối kháng chiến kiến quốc, cả trong kháng chiến chống thực dân Pháp và trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, là minh chứng thực tiễn thuyết phục cho thấy tính đúng đắn, vừa sâu sắc, vừa xa rộng của tầm nhìn Hồ Chí Minh, trong đó có tầm nhìn phát triển kinh tế. Những thành tựu về kiến thiết đất nước đạt được ngay trong kháng chiến, không chỉ góp phần cổ vũ, tạo động lực cho cuộc kháng chiến thắng lợi mà còn đặt tiền đề vô cùng quan trọng để chấn hưng đất nước sau khi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân được hoàn thành. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III nói lên ý nghĩa của “kiến quốc” đối với sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954): “Đảng ta luôn luôn nêu cao tinh thn tlc cánh sinh, chng tư tưởng trông chli vin trca bên ngoài, cvũ nhân dân ra sc xây dng hu phương, phát trin kinh tế kháng chiến, đẩy mnh sn xut, thc hành tiết kim, để cung cp cho nhu cu to ln ca tin tuyến(19). Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có vai trò đặc biệt quan trọng của miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV khẳng định: “miền Bắc đã dốc vào chiến tranh cứu nước và giữ nước toàn bộ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa, và đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước, xứng đáng là pháo đài vô địch của chủ nghĩa xã hội”(20); “cách mạng xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối vi sphát trin ca toàn bcách mng nước ta, đối vi snghip thng nht nước nhà(21). Nội dung trung tâm của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc - yếu tố được xem là quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng - chính là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân. Cách mng xã hi chnghĩamin Bc không chcó ý nghĩa quan trng đối vi cuc kháng chiến, mà còn đặt nền tảng quan trọng cho chấn hưng và phát triển đất nước khi đã giành lại độc lập dân tộc, hòa bình và thống nhất. Đại hội lần thứ IV của Đảng khẳng định: “Cả nước hòa bình, độc lp và thng nht, đang tiến lên chnghĩa xã hi trong khí thế cách mng bng bng ca mt dân tc va giành được thng li vĩ đại... Chúng ta có min Bc xã hi chnghĩa, mt lc lượng vt cht và tinh thn to ln, đã tích luỹ được mt skinh nghim quý báu vcách mng xã hi chnghĩa. Nhìn chung cnước, sc mnh ca chnghĩa xã hi chiếm ưu thế áp đảoĐó là nhng điu kin bên trong rt thun li cho cách mng xã hi chnghĩa trong cnước(22).

    Khởi xướng sự nghiệp đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam được soi đường bởi những chỉ dẫn về phát triển kinh tế của Hồ Chí Minh. Trong quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, tầm nhìn của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế là “kim chỉ nam” cho tầm nhìn của Đảng. Mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2045, không gì khác hơn là thực hiện khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: chấn hưng phát triển đất nước, xây cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho toàn dân.

    Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vị trí, vai trò then chốt, là sự vận dụng đúng đắn quan điểm Hồ Chí Minh về phát triển các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế trên cơ sở thượng tôn nguyên tắc tôn trọng và đôi bên cùng có lợi, không gò bó sự khác nhau về thể chế chính trị là tinh thần và cách thức mà Hồ Chí Minh đã nêu cao, đã thực hiện ngay trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc. Lấy nông nghiệp làm xuất phát điểm và công nghiệp là đích đến cũng là thực tiễn Việt Nam đã và đang đi trong hơn 35 năm đổi mi. Hiện nay, cơ cấu nền kinh tế đang giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. Điều đó phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước và xu thế của thế giới. Sự chuyển đổi đó cũng cho thấy tính dự báo và tầm nhìn chiến lược của Hồ Chí Minh khi xác định nông nghiệp là xuất phát và công nghiệp là đích đến. Thực tiễn thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế đất nước sau hơn ba thập kỷ đổi mới chứng minh tầm nhìn và giá trị đúng đắn của Hồ Chí Minh.

    Tóm lại, trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam, kinh tế luôn được đề cập với vị thế là mục tiêu và nội dung quan trọng. Xuyên suốt toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn nhất quán thể hiện mong muốn chấn hưng phát triển đất nước trên nền tảng độc lập, tự do theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với những chỉ dẫn thể hiện tầm nhìn sâu rộng, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế luôn là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao mức sống nhân dân, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Namq

     

     

    (1) Báo Ogoniok, số 39, ngày 23/12/1923

    (2) Báo Nhân dân, ngày 18/5/1965

    (3), (4), (8), (12) và (17) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.562, 604, 587, 373 và 445

    (5) và (7) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.4, Sđd, 64, 114

    (6) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.3, Sđd, tr.242

    (9) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.15, Sđd, tr.622

    (10) Phạm Ngọc Anh (chủ biên), Bước đầu tìm hiu tư tưởng HChí Minh vkinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.99

    (11) Kinh tế địa chủ, kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác xã, kinh tế cá nhân của nông dân và của thủ công nghệ, kinh tế tư bản của tư nhân, kinh tế tư bản quốc gia.

    (13) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.8, Sđd, tr.267

    (14) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.2, Sđd, tr.342-343

    (15) và (18) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.6, Sđd, tr.46 và IX

    (16) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5, Sđd, tr.200

    (19) Lấy theo sự kiện Nam Bộ kháng chiến

    (20),  (21) (22) Đảng Cng sn Vit Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, t.37, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.490 và 490

     

    VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN

    VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

    TS. NGUYỄN DƯƠNG HÙNG(*)

    ThS. NGUYỄN THỊ NHƯ YẾN(**)

    (*) Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

    (**) Trường Chính trị tỉnh Bình Thuận

     

    Ngày nhận bài: 16/6/2022      Ngày thẩm định: 15/9/2022         Ngày duyệt đăng: 20/10/2022

     

    Tóm tắt: Quan niệm của V.I.Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự kế thừa, vận dụng sáng tạo, phát triển những nguyên lý của chủ nghĩa Mác trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc và trong điều kiện cụ thể của nước Nga. Những bổ sung, vận dụng sáng tạo phát triển của V.I.Lênin về thời kỳ quá độ có vai trò quan trọng cho phong trào công nhân quốc tế, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các quốc gia theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.

    Từ khóa: V.I. Leenin, thời kỳ quá độ; xây dựng chủ nghĩa xã hội

    1.

     

     Quan điểm của V.I.Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

    Cách mạng Tháng Mười Nga thành công (năm 1917), chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động và nhà nước chuyên chính vô sản Nga. Đảng Bôn-sê-vích, đứng đầu là V.I.Lênin, đã vận dụng lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga. Trong quá trình vận dụng đó, V.I.Lênin đã bổ sung và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác vào điều kiện cụ thể của nước Nga với nhiều quan điểm lý luận có giá trị, đặc biệt là việc chuyển đổi từ chính sách Cộng sản thời chiến sang chính sách Kinh tế mới và những luận giải về mối quan hệ giữa hai hình thái kinh tế - xã hội trong điều kiện cụ thể của nước Nga. Theo ông, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan đối với tất cả các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng với những nước có lực lượng sản xuất phát triển cao thì thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội sẽ có nhiều thuận lợi hơn, thời gian có thể ngắn hơn so với những nước đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa từ nền kinh tế kém phát triển.

    V.I.Lênin khẳng định: “Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định. Thời kỳ đó không thể không bao gồm những đặc điểm hoặc đặc trưng của cả hai kết cấu kinh tế xã hội ấy. Thời kỳ quá độ ấy không thể nào lại không phải là một thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang giãy chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói một cách khác, giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, và chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh nhưng vẫn còn rất non yếu”(1). Đây chính là thời kỳ mà trong lĩnh vực kinh tế “có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có”(2). V.I.Lênin cũng đưa ra 04 đặc điểm của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội:

    1) Xét về mọi mặt của đời sống xã hội, đều do nhiều thành phần không thuần nhất tạo nên. Đó là thời kỳ có sự đan xen, thâm nhập lẫn nhau giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội;

    2) Sự phát triển của cái cũ, của những trật tự cũ đôi khi lấn át những mầm mống của cái mới, những trật tự mới;

    3) Xét về mọi phương diện, đều có sự phát triển của tính tự phát tiểu tư sản, là thời kỳ chứa đựng mâu thuẫn không thể dung hòa giữa tính kỷ luật nghiêm ngặt của giai cấp vô sản và tính vô chính phủ, vô kỷ luật của các tầng lớp tiểu tư sản. Đây chính là một trong những đặc điểm nổi bật của giai đoạn quá độ;

    4) Là thời kỳ lâu dài, có rất nhiều khó khăn, phức tạp, phải trải qua nhiều lần thử nghiệm để rút ra những kinh nghiệm, những hướng đi đúng đắn; tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm ấy có thể phải trả giá cho những sai lầm nghiêm trọng(3)

    V.I.Lênin cũng phân chia quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa cộng sản thành 03 giai đoạn:

    1) Giai đoạn “những cơn đau đẻ kéo dài”, tức “thời kỳ quá độ” từ chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội;

    2) Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, hay còn gọi là giai đoạn thấp, tương ứng là xã hội xã hội chủ nghĩa;

    3) Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa, chính là xã hội cộng sản chủ nghĩa (hay chủ nghĩa cộng sản) đã ở mức độ hoàn bị đúng bản chất của nó.

    Cách chia trên cho thấy, “thời kỳ quá độ” là một giai đoạn độc lập, có vị trí riêng biệt nằm giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, nó chưa phải là chủ nghĩa xã hội, cũng không nằm ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản. Đây là một nhận thức quan trọng trong cả lý luận và thực tiễn, cho phép những người cộng sản xác định được đặc điểm, nội dung, nhiệm vụ, mục đích của thời kỳ quá độ cũng như các giai đoạn tiếp theo, tránh được những quan điểm sai lầm, chủ quan, duy ý chí.

    Tính chất lâu dài, khó khăn và phức tạp của thời kỳ quá độ cũng được V.I.Lênin chỉ rõ, đồng thời nó được quy định, phụ thuộc bởi xuất phát điểm từ những tiền đề về kinh tế, văn hóa, xã hội khi bước vào thời kỳ quá độ của mỗi quốc gia cụ thể. V.I.Lênin đã nhấn mạnh: “… tất yếu phải có một thời kỳ quá độ lâu dài và phức tạp từ xã hội tư bản chủ nghĩa (xã hội đó càng ít phát triển, thì thời kỳ đó càng dài)… tiến lên xã hội cộng sản chủ nghĩa”(4). Điều này cho thấy, bản thân những nước tiến lên chủ nghĩa xã hội từ chủ nghĩa tư bản đã cần phải có thời kỳ quá độ khá lâu dài, thì đối với những nước có điểm xuất phát thấp hơn chủ nghĩa tư bản (tiền chủ nghĩa tư bản), chắc chắn sẽ phải có một thời kỳ quá độ lâu dài hơn gấp nhiều lần. Điều này hoàn toàn đúng về tính quy luật và tính khách quan. Theo tính quy luật, chủ nghĩa xã hội ra đời trên cơ sở của sự phát triển đến đỉnh cao của chủ nghĩa tư bản; tuy nhiên, về khách quan, chủ nghĩa xã hội cũng có thể ra đời từ xuất phát điểm thấp hơn chủ nghĩa tư bản khi những tiền đề cho sự ra đời xuất hiện và thời cơ chín muồi. Đó chính là những khả năng, con đường hiện thực ra đời một cách tất yếu của xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa.

    Với nhận thức đó, V.I.Lênin đã luận giải 02 hình thức quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội:

    Một là, quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ những nước tư bản đã phát triển. Đây còn gọi là hình thức quá độ trực tiếp;

    Hai là, quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ những nước chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đây còn gọi là hình thức quá độ gián tiếp.

    Theo V.I.Lênin, cả 02 hình thức này, trong thời kỳ quá độ đều đan xen “những mảnh”, “những yếu tố” của xã hội mới và của cả xã hội cũ. Những yếu tố mới, tiến bộ còn non trẻ và đang phát triển, những yếu tố cũ đã lạc hậu, yếu ớt cố giành lại ảnh hưởng trong lòng xã hội mới. Nó tạo ra một thời kỳ đấu tranh lâu dài giữa những yếu tố cũ và mới. Riêng với hình thức thứ hai, thời kỳ quá độ sẽ diễn ra trong khoảng thời gian khá dài, phải trải qua nhiều bước đi thích hợp với một khối lượng công việc to lớn, bao gồm trong đó không chỉ những nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mà còn phải đồng thời đạt được cả những thành tựu căn bản mà chủ nghĩa tư bản đã phải mất hàng trăm năm mới có được. Điều này được V.I.Lênin ví như việc “bắc những nhịp cầu nho nhỏ” để từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    Đối với nước Nga, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, theo V.I.Lênin, còn tồn tại 05 thành phần kinh tế là: “1) kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, nghĩa là một phần lớn có tính chất tự nhiên; 2) sản xuất hàng hóa nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân bán lúa mì); 3) chủ nghĩa tư bản tư nhân; 4) chủ nghĩa tư bản nhà nước; 5) chủ nghĩa xã hội”(5), do đó, nhà nước chuyên chính vô sản cần tận dụng tối đa các giá trị của chủ nghĩa tư bản nhà nước và hướng nó theo chủ nghĩa xã hội. Bởi vì, chủ nghĩa tư bản nhà nước vẫn là một bước tiến to lớn và nó sẽ đưa chúng ta đến chủ nghĩa xã hội bằng con đường chắc chắn nhất(6); nó “là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội”(7), là “một biện pháp nhất định để củng cố Chính quyền xô-viết”(8).

    Với những nhận thức như vậy, việc chấm dứt chính sách “Cộng sản thời chiến” và đưa ra chính sách “Kinh tế mới” (NEP) năm 1921 ở Nga của V.I.Lênin là sự vận dụng, phát triển sáng tạo, đúng quy luật của chủ nghĩa Mác vào tình hình cụ thể nước Nga Xô viết, một quốc gia tiền tư bản chủ nghĩa, đi lên chủ nghĩa xã hội. Những nội dung trong  chính sách NEP cũng thể hiện về căn bản quan niệm, bản chất, hình thức và nội dung về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của V.I.Lênin.

    2. Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

    Ở Việt Nam, quá trình vận dụng sáng tạo và bổ sung, phát triển lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, của V.I.Lênin nói riêng, thể hiện trong từng giai đoạn với những nhận thức nhất định và ngày càng được bổ sung, phát triển phù hợp với đặc thù của quốc gia, dân tộc. Điều này thể hiện ở những điểm sau:

    Thứ nhất, về tính chất lâu dài, khó khăn và phức tạp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

    Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rõ con đường cách mạng của nước ta là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”(9). Đối với nhiệm vụ “thổ địa cách mạng”, Hồ Chí Minh cho rằng, do điều kiện đặc thù của nước ta, nên “tiến lên chủ nghĩa xã hội, không thể một sớm một chiều”, mà cần thực hiện từng bước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội(10). Khi hòa bình lập lại (năm 1954) mong muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội một cách nhanh chóng ở miền Bắc, Hội nghị Trung ương 13, khóa II (tháng 12/1957) đã nhấn mạnh quan điểm quá độ trực tiếp thay thế cho quan điểm quá độ dần dần, từng bước(11). Quan điểm này được duy trì trong giai đoạn trước đổi mới và đã đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là động viên được sức người, sức của trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, góp phần quan trọng vào sự thống nhất đất nước. Tuy nhiên, sau khi đất nước hoàn toàn độc lập, việc duy trì quá lâu quan điểm trên, không gắn với tình hình thực tiễn của Việt Nam và thế giới, đã phát sinh những hệ lụy tiêu cực. Kết quả là, đến cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Việt Nam đã rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng.

    Nhìn thẳng vào sự thật, Đại hội lần thứ VI của Đảng đã rút ra 04 bài học kinh nghiệm, trong đó khẳng định “Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan”(12); và cho rằng, thời kỳ quá độ ở nước ta, “là một thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để nhằm xây dựng từ đầu một chế độ xã hội mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng”(13). Nhận thức này đã khắc phục được tư tưởng chủ quan, nóng vội, giản đơn về thời kỳ quá độ. Đến Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), Đảng cũng khẳng định, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta “đã phạm sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan: nóng vội trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần; có lúc đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng; duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp;...”(14). Từ đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) nhấn mạnh, quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong “hoàn cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc” nên cần phải trải qua quá trình lâu dài với nhiều chặng đường.

    Tổng kết 15 năm đổi mới, Đại hội lần thứ IX của Đảng tiếp tục nhận định, thời kỳ quá độ ở nước ta là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, phải trải qua một thời kỳ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế - xã hội có tính chất quá độ. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) cũng khẳng định: “Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc”(15), trong đó, đặc điểm nổi bật của thời đại là “các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”(16). Đây chính là những nhận thức mới hết sức quan trọng của Đảng về thời kỳ quá độ, đã khắc phục mọi tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

    Thứ hai, về nội dung bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

    Với nhận thức phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động phù hợp với hệ thống quy luật khách quan, đổi mới tư duy, rút ra những bài học kinh nghiệm, Đảng đã khẳng định, để đi lên chủ nghĩa xã hội, loài người cần tiếp thu các thành tựu về mọi mặt mà nhân loại đã đạt được trong các chế độ xã hội trước đó. Đây thực chất là bước phát triển mới về nhận thức bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng khẳng định, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quá độ “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”(17). Nhận thức này trực tiếp khẳng định trên 02 phương diện về “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”. Một là, xét trên cơ sở lý luận hình thái kinh tế - xã hội, việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa (đặc trưng bản chất và cơ bản cho phép so sánh sự khác biệt giữa các hình thái kinh tế - xã hội). Hai là, xét theo dòng chảy và tiến bộ lịch sử, chủ nghĩa xã hội là nấc thang cao hơn chủ nghĩa tư bản, nên cần tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản, đặc biệt về khoa học và công nghệ nhằm phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng cho mô hình xã hội mới.

    Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng càng nhận thức rõ hơn, khẳng định bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những hạn chế về bản chất, các thiết chế, thể chế chính trị, luật pháp không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản. Song, việc kế thừa những thành tựu này phải trên quan điểm khách quan, phát triển, có chọn lọc và phù hợp với thực tiễn cụ thể của mỗi quốc gia - dân tộc.

    Thứ ba, về mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của chặng đường đầu trong thời kỳ quá độ

    Sau năm 1975, Việt Nam hoàn toàn độc lập, thống nhất nên đường lối chung trong giai đoạn mới được Đại hội lần thứ IV của Đảng xác định là: nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời 03 cuộc cách mạng(18), trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa,... Mục tiêu tổng quát trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ được xác định là: “ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo”(19). Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc chủ quan, duy ý chí trong việc đề ra đường lối, mục tiêu mà không tuân theo quy luật, thiếu những đánh giá khách quan về tình hình cụ thể sẽ phải trả giá nhất định.

    Từ sự nhìn nhận lại tính chất và đặc điểm của thời kỳ quá độ, đánh giá các thành quả và hạn chế trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) đã xác định rõ mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở Việt Nam là “xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hóa phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh”(20). Trong đó, mục tiêu của chặng đường đầu thời kỳ quá độ ở nước ta là: “thông qua đổi mới toàn diện, xã hội đạt tới trạng thái ổn định, vững chắc tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau”(21).

    Tổng kết quá trình hiện thực hóa mục tiêu được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) và căn cứ vào tình hình thực tế đất nước, Đại hội lần thứ VIII của Đảng khẳng định, nước ta đã “ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng”, kết thúc chặng đường đầu tiên và bắt đầu bước vào chặng đường tiếp theo của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội với nội dung trọng tâm là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Điều này cũng được nhấn mạnh lại ở Đại hội lần thứ IX và Đại hội lần thứ X của Đảng. Đây thực chất là việc cụ thể hóa mục tiêu chung, đồng thời trực tiếp thực hiện mục tiêu của chặng đường đầu của thời kỳ quá độ mà Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) đã xác định.

    Phát triển nhanh và bền vững để sớm kết thúc thời kỳ quá độ, với mục tiêu tổng quát là “xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”(22), là định hướng Đại hội lần thứ XI của Đảng đề ra. Theo đó, đến giữa thế kỷ XXI, Việt Nam cần phấn đấu trở thành “một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”(23). Mục tiêu này được Đại hội lần thứ XII của Đảng, tiếp tục khẳng định, đồng thời chỉ rõ 12 nhiệm vụ tổng quát(24). Tại Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã làm rõ hơn quan điểm, mục tiêu tổng quát và nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở nước ta(25). Tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng, từ đánh giá thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và tình hình thế giới đương đại đã xác định rõ hơn từng bước mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Theo đó, đến năm 2025, là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao(26).

    Thứ tư, về mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội; thể chế kinh tế; mô hình nhà nước trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội

    Từ 06 đặc trưng trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991)(27), đến 08 đặc trưng ở Đại hội lần thứ X của Đảng(28) và 08 đặc trưng trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)(29), mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta tập trung xây dựng, hướng tới đã được bổ sung, phát triển một cách toàn diện và hoàn chỉnh hơn. Đặc trưng bao trùm, tổng quát là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, cùng các đặc trưng khác với nội dung đều thể hiện tính đặc thù của thời kỳ quá độ, đích hướng tới mà chúng ta đang xây dựng.

    Trong các đặc trưng về xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta tập trung xây dựng, việc kế thừa những thành tựu mà xã hội loài người đã đạt được dưới chủ nghĩa tư bản thể hiện rõ nét nhất qua các đặc trưng về thể chế kinh tế và mô hình nhà nước, 02 lĩnh vực quan trọng, ảnh hưởng quyết định nhất đến cấu trúc của một hình thái kinh tế - xã hội. Để có được nhận thức này là cả một quá trình tìm tòi, tổng kết thực tiễn, bổ sung và phát triển lý luận của Đảng.

    Đổi mới thể chế kinh tế được Đại hội lần thứ VI của Đảng chính thức nêu ra qua yêu cầu cần trở lại quan điểm của V.I.Lênin về một “nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần” trong thời kỳ quá độ, được bổ sung, phát triển qua nhiều kỳ đại hội. Đại hội lần thứ XII của Đảng khẳng định, cần: tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả theo quy luật kinh tế thị trường(30), “đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước”(31). Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII cũng nhấn mạnh đây là “một nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị”, là “nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển nhanh và bền vững”…(32), Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển tổng quát của nền kinh tế Việt Nam”(33), vì vậy, cần hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh…, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam(34).

    Cũng như vậy, quan niệm về nhà nước mà nhân dân ta tập trung xây dựng đã được nhận thức, bổ sung và phát triển qua nhiều kỳ đại hội. Từ khái niệm “dân chủ” và “hệ thống chính trị” được chính thức đưa vào văn kiện của Đảng ở Hội nghị Trung ương 3 khóa VI, đến khái niệm “nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”(35), trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) và khái niệm “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” tại Đại hội lần thứ X của Đảng là những bước phát triển trong nhận thức về mô hình nhà nước ở Việt Nam. Điều này được tiếp tục khẳng định trong Đại hội lần thứ XII(36) và Đại hội lần thứ XIII của Đảng(37).

    3. Một số vấn đề phương pháp luận

    Từ quan điểm của V.I.Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và quá trình vận dụng của Đảng ta, có thể rút ra một số vấn đề phương pháp luận sau:

    Một là, cần phải nhận thức rõ: thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp, nhất là ở các quốc gia chưa trải qua hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, tư tưởng chủ quan, nóng vội, muốn đốt cháy giai đoạn đều cần phải được phê phán và bác bỏ. Việc lựa chọn quá độ trực tiếp hay gián tiếp là do đặc thù của từng quốc gia quy định.

    Hai là, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là giai đoạn chuyển giao giữa 02 hình thái kinh tế - xã hội, do đó, thời kỳ này có sự đan xen đặc điểm của cả hai hình thái, cả tích cực và tiêu cực. Vì vậy, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, các quốc gia dân tộc cần chấp nhận sự đan xen này, chọn lọc, kế thừa các giá trị tiến bộ, từng bước xây dựng các chuẩn mực của xã hội mới trên cơ sở quy luật khách quan của lịch sử.

    Ba là, việc vận dụng các quan điểm, giải pháp trong NEP của V.I.Lênin ở các quốc gia chưa phát triển qua chế độ tư bản chủ nghĩa là tất yếu khách quan, phù hợp với các quy luật khách quan của lịch sử. Điều này đặt yêu cầu cho các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội cần tận dụng tối đa các giá trị mà lịch sử loài người đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản, như: trình độ khoa học - kỹ thuật; trình độ phát triển kinh tế; trình độ quản lý trong sản xuất, nhà nước và xã hội; các giá trị về luật pháp… để từng bước xây dựng lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội mới.

    Bốn là, xây dựng chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lâu dài, song để đi tới nó cần phải trải qua nhiều mục tiêu nhỏ (hay các bước nhỏ) dựa trên điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia và tình hình thực tiễn thế giới đương đại. Chính vì vậy, việc bổ sung, phát triển các mục tiêu cụ thể theo tính hướng đích chủ nghĩa xã hội là đặc biệt cần thiết đối với các quốc gia theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

    Năm là, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cần quán triệt và tuân thủ định hướng của Đảng Cộng sản. Hay nói cách khác, cần bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng trong suốt thời kỳ quá độ và giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đây cũng là điều kiện quan trọng để phòng, chống sự phát triển của tính tự phát tiểu tư sản và tính vô chính phủ, vô kỷ luật của các tầng lớp tiểu tư sản và các xu hướng xa rời định hướng xã hội chủ nghĩaq

    (1) V.I.Lênin, Toàn tập, t.39, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2005, tr.309-310

    (2) V.I.Lênin, Toàn tập, t.36, Sđd, tr.362

    (3) GS, PTS. Nguyễn Trọng Chuẩn, PTS. Phạm Văn Đức, PTS. Hồ Sỹ Quý (Đồng chủ biên), Những quan điểm cơ bản của C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ. Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1997, tr.162-163

    (4) V.I.Lênin Toàn tập, t.44, Sđd, tr.197

    (5), (6), (7) và (8) V.I.Lênin, Toàn tập, t.43, Sđd, tr.248, 251-252, 256 và 270-271

    (9) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, t.2, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,1998, tr.2

    (10) Xem: Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.10, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.392

    (11) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ mười ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II (tháng 12/1957)

    (12), (13), (14), (19), (20), (21),  (27) và (35) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2005, tr.29, 41, 310, 42, 318, 318, 315-316 và 316

    (15), (16), (22), (23) và (29) Đảng Cng sn Vit Nam, Văn kịên Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.67, 69, 71, 71 và 70

    (17) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2001, tr.21

    (18) Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Ni,1977, tr.67

    (24), (30), (31) và (36) Đảng Cng Sn Vit Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.77-80, 77-80, 25 và 21

    (25) (32) Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

    (26), (33), (34) và (37) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.112, 99, 114-115 và 174

    (28) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2006, tr.68

    PGS, TS. NGUYỄN TẤN VINH; TS. NGUYỄN PHƯƠNG AN

    • Năm phát hành
    • Đang truy cập:1
    • Hôm nay: 0
    • Tháng hiện tại: 1
    • Tổng lượt truy cập: 1