1. Đặt vấn đề

Đông Nam Blà vùng có vtrí, vai trò rt quan trng đối vi sphát trin chung ca cnước trên các lĩnh vc ca đời sng xã hi, như kinh tế, văn hóa, xã hi và bo đảm quc phòng, an ninh. Đây là vùng có tim năng, li thế vượt tri, đổi mi, sáng to, năng động, là đầu tàu trong phát trin kinh tế và là trung tâm phát trin công nghip, dch vln nht ca cnước. Để phát huy thế mnh ca vùng Đông Nam Bộ, cn quán trit và thc hin đầy đủ các ni dung Nghquyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 ca BChính tr về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó, thực hiện có hiệu quả quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

2. Nội dung xây dng, chnh đốn Đảng và hthng chính trị ở các tnh, thành vùng Đông Nam Bộ trong Nghị quyết số 24-NQ/TW

Qua gần 20 năm thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, vùng Đông Nam Bộ phát triển nổi bật về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; đối ngoại. Tuy nhiên, vùng Đông Nam Bộ còn nhiều hạn chế, yếu kém và khó khăn, thách thức lớn: phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; một số chỉ tiêu quan trọng chưa đạt được… An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu(1). Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là do công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị chưa được quan tâm, chú trọng. Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và khai thác tối đa nguồn lực, tiềm năng ở vùng Đông Nam Bộ, đồng thời khắc phục hạn chế, việc ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW là phù hợp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay. Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị đưa ra quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp toàn diện, đồng bộ, trong đó nhấn mạnh đến nội dung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Từ kết quả thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW và Kết luận số 27-KL/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị khóa IX đẩy mnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, Nghị quyết số 24-NQ/TW đưa ra 05 quan điểm để phát triển vùng Đông Nam Bộ, trong đó, quan điểm thứ năm quan tâm đến vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị: “Coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nhất là công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, trong sạch, tận tụy, năng động, sáng tạo, có tư duy đổi mới và có tầm nhìn chiến lược. Tăng cường đoàn kết, thống nhất, thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm nêu gương, trách nhiệm giải trình của người đứng đầu. Triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng, kiện toàn bộ máy quản lý ở các cấp”(2).

Về mục tiêu, Nghị quyết xác định đến năm 2030 xây dựng “tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường”(3); đến năm 2045 xây dng “tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường, củng cố vững chắc”(4).

Để thực hiện các mục tiêu trên, Nghị quyết số 24-NQ/TW xác định các nhiệm vụ, giải pháp phải tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đó là:

Một là, tập trung thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các nghị quyết, kết luận, quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác xây dựng Đảng, gắn với thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 08/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tạo chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị của các địa phương vùng Đông Nam Bộ thật sự trong sạch, vững mạnh. Đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu; triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Hai là, thực hiện có hiệu quả các chủ trương về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn; xây dựng mô hình chính quyền đô thị hiện đại; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền; nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên, thế hệ trẻ; kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của các cấp chính quyền; xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.

Ba là, xây dng đội ngũ cán bộ, công chc, viên chc có bn lĩnh chính trị, tính chuyên nghip cao, trong sch, tn ty, năng động, sáng to, có tư duy đổi mi, có tm nhìn chiến lược, nht là đội ngũ, cán blãnh đạo, qun lý các cp. Đổi mi công tác dân vận, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là hoạt động giám sát, phản biện xã hội; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy truyền thống văn hoá, cách mạng, ý chí tự lực, tự cường của nhân dân trong vùng.

Kế thừa, phát triển Nghị quyết số 53-NQ/TW, Kết luận số 27-KL/TW và Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 24-NQ/TW bổ sung nội dung công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị không chỉ là xây dựng Đảng, mà còn phải “chỉnh đốn Đảng”, gắn với xây dựng Đảng là phải “xây dựng hệ thống chính trị”. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị hiện nay phải trong sạch, vững mạnh “toàn diện” bảo đảm sự thống nhất trên tất cả các lĩnh vực. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được xác định từng giai đoạn, giải pháp cụ thể phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra hiện nay.

3. Giải pháp tiếp tục xây dng, chnh đốn Đảng và hthng chính trị ở các tỉnh, thành vùng Đông Nam B trong sạch, vững mạnh toàn diện

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị luôn là nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt trong quá trình xây dựng, phát triển ở vùng Đông Nam Bộ. Trong hơn một năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị các địa phương vùng Đông Nam Bộ đã quyết tâm thực hiện thắng lợi và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh đã có những chuyển biến tích cực trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phương thức lãnh đạo hướng về cơ sở, tập trung triển khai, thực hiện các nghị quyết, nhất là Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Công tác tuyên giáo đã tham mưu quán triệt các nghị quyết, chuyên đề, chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng của đảng viên và nhân dân trước những sự kiện lớn, tập trung chỉ đạo xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Các cấp chính quyền đã có bước chuyển trong thực hiện phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội đã tăng cường hoạt động giám sát, phản biện xã hội trong điều kiện thực hiện mô hình chính quyền đô thị, không tổ chức hội đồng nhân dân ở quận, phường. Công tác tổ chức đã thực hiện việc sắp xếp bộ máy, từng bước tinh gọn đầu mối từ 61 đảng bộ trực thuộc Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh còn 55 đảng bộ trực thuộc và khẩn trương triển khai sắp xếp khu phố, tổ dân phố theo đề án(5).

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ở tỉnh Đồng Nai đạt được những kết quả quan trọng: “Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức được coi trọng. Các cấp ủy, tổ chức đảng triển khai kịp thời, nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Tỉnh ủy, các cấp ủy trực thuộc Tỉnh ủy thực hiện tốt nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đề cao trách nhiệm, vai trò nêu gương của người đứng đầu. Phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; kỷ luật phát ngôn. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị. Công tác tổ chức, cán bộ của Đảng bộ tỉnh tiếp tục được quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện. Kịp thời kiện toàn tổ chức đảng đồng bộ với quá trình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy và hệ thống chính trị theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII…”(6).

Tỉnh ủy Tây Ninh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Hệ thống tổ chức của Đảng bộ, chính quyền và các cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được sắp xếp, củng cố, kiện toàn từng bước nâng cao chất lượng hoạt động, bảo đảm vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức triển khai nhiệm vụ chính trị ở tất cả các cấp, các ngành, các địa bàn, lĩnh vực. Các giải pháp, đề án nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng được ban hành, triển khai sớm từ đầu nhiệm kỳ bước đầu phát huy được hiệu quả; các chỉ tiêu về xây dựng Đảng cơ bản đạt kế hoạch, chú trọng hơn về chất lượng(7).

Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm thực hiện công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đạt kết quả quan trọng, rõ nét. Tập trung sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, phân cấp quản lý biên chế”(8)...

Tuy nhiên, việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ở các tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ theo Nghị quyết số 24-NQ/TW trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, đó là: (1) “Công tác tuyên truyền, phổ biến nghị quyết, việc thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chưa thực sự sinh động, hấp dẫn, hình thức thể hiện và nội dung chưa phong phú. Một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt, người đứng đầu thiếu gương mẫu, thiếu tu dưỡng, rèn luyện dẫn đến vi phạm bị thi hành kỷ luật”(9); (2) “Công tác giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị có chuyển biến tích cực nhưng hiệu quả chưa cao”(10); (3) “Sắp xếp bộ máy, biên chế chưa gắn với cơ cấu lại, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị và công tác quản lý nhà nước; kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị có lúc có nơi chưa nghiêm, dẫn đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả công tác chưa cao”(11).

Nguyên nhân của hạn chế trên là một số cấp ủy thiếu chủ động, quyết tâm trong chỉ đạo, điều hành, chưa bám sát vào nghị quyết, chương trình, kế hoạch đề ra. Đặc biệt, tính nêu gương, trách nhim ca người đứng đầu ca mt số đơn vị, địa phương chưa cao; năng lc lãnh đạo, qun lý, điu hành ca mt scpy, chính quyn còn hn chế; trình độ, năng lc tham mưu, thc thi nhim vca mt scán bộ, công chc chưa thhin tinh thn trách nhim, chưa đápng yêu cu công vic được giao, tình trng đùn đẩy, né tránh trách nhim, strách nhim chm được khc phc. Mt shot động ca Mt trn Tquc Vit Nam, các đoàn thchưa có nhiu đổi mi, thiếu tính hp dn, chưa đápng nhu cu, li ích ca hi viên.

Nhằm tiếp tục phát huy những ưu điểm đạt được và khắc phục hạn chế về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ở các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ, trong thời gian tới, các cấp ủy, tổ chức Đảng ở các địa phương cần thực hiện hiệu quả, hiện thực hóa các quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Đồng thời, cần tiếp tục thực hiện một số nội dung sau để phù hợp với thực tiễn phát triển vùng Đông Nam Bộ và từng địa phương:

Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc và nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và nhân dân về tầm quan trọng của Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhất là những nội dung về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị

Các cấp ủy đảng từ cấp tỉnh đến cơ sở cần tiếp tục quán triệt những nội dung của Nghị quyết số 24-NQ/TW đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên tích cực nghiên cứu, thực hiện, đồng thời tuyên truyền và giải thích, hướng dẫn cho nhân dân hiểu để tổ chức thực hiện. Muốn vậy, các cấp ủy đảng phải đổi mới hình thức quán triệt, tuyên truyền cho phù hợp với từng địa phương và đối tượng. Đối với nội dung xây dựng, chỉnh đốn Đảng, các cấp ủy, tổ chức đảng cần nhận thức tầm quan trọng của công tác này trong tổng thể mối quan hệ với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị nói riêng và cả vùng Đông Nam Bộ nói chung. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh là điều kiện tiên quyết đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, ngược lại, sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh cũng chính là khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Hai là, các tỉnh, thành ủy cần cụ thể hóa nội dung về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 24-NQ/TW phù hợp với từng địa phương

Thực tiễn công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị của mỗi địa phương có đặc điểm riêng, cần có sự vận dụng phù hợp. Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết số 24-NQ/TW đề ra, các tỉnh ủy, thành ủy căn cứ thực tiễn địa phương, chủ động ban hành nghị quyết, chương trình, kế hoạch thực hiện… Nghị quyết, chương trình, kế hoạch ban hành phải bám sát quan điểm của Đảng, đồng thời, gắn với thực tiễn của đảng bộ, hệ thống chính trị và các điều kiện của từng địa phương. Cần xác định mục tiêu và lộ trình triển khai thực hiện có tính khả thi và hiệu quả. Nội dung nghị quyết, chương trình, kế hoạch phải cụ thể, gắn với từng nội dung của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là những vấn đề phức tạp, nhạy cảm ở địa phương. Đặc biệt, đối với công tác tổ chức, cán bộ cần xác định lộ trình thực hiện sắp xếp tổ chức, bộ máy trong Đảng và hệ thống chính trị tinh gọn, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, hiện đại đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế số, xã hội số, chính phủ số. Tránh tình trạng rập khuôn, máy móc, thiếu chủ động, đổi mới, sáng tạo, ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của cấp ủy và vai trò của hệ thống chính trị. Bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ trong ban hành và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của các cấp ủy đảng. Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và xử lý trách nhiệm khi để xảy ra sai phạm.

Ba là, đổi mới phương thức lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

Tỉnh, thành ủy lãnh đạo hệ thống chính trị và các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương. Việc đổi mới phương lãnh đạo của tỉnh, thành ủy là cần thiết. Để Nghị quyết số 24-NQ/TW được triển khai thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn cần đổi mới phương thức lãnh đạo. Nghiên cứu, bổ sung phát triển và vận dụng phương thức lãnh đạo trong bối cảnh chuyển đổi số. Đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh, thành ủy đối với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Chỉ đạo cơ quan nhà nước ở địa phương nhanh chóng hoàn thiện và ban hành các cơ chế, chính sách để Nghị quyết số 24-NQ/TW được triển khai thực hiện có hiệu quả. Kết hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, tạo điều kiện, môi trường cho doanh nghiệp đầu tư và phát triển. Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và kiểm soát quyền lực ở các địa phương

Thực tế cho thấy, tham nhũng, tiêu cực xảy ra trong tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Để xây dựng đảng bộ và hệ thống chính trị của các tỉnh, thành trong sạch, vững mạnh, cần kiên quyết, kiên trì, không ngừng, không nghỉ trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, ngăn chặn từ lúc mới manh nha, kịp thời xử lý, không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng mới phát hiện. Cần huy động sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở các địa phương. Phải có những biện pháp mạnh để ngăn chặn răn đe làm cho cán bộ, đảng viên không dám và không có tư tưởng, biểu hiện tham nhũng, tiêu cực.

Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong kiểm soát quyền lực, bảo đảm quyền lực được sử dụng đúng, đủ trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của các cấp ủy đảng, từ việc ban hành nghị quyết, chương trình, kế hoạch đến kiểm soát quyền lực của các tổ chức, cá nhân được giao quyền tổ chức thực hiện.

Kiểm soát quyền lực để các tổ chức, cá nhân của hệ thống chính trị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được quy định, không có sự chồng chéo, lợi dụng trách nhiệm quản lý nhà nước để gây khó dễ, nhũng nhiễu, phiền hà đối với người dân và doanh nghiệp. Kiểm soát quyền lực đối với cán bộ, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý càng phải được kiểm soát chặt chẽ, không buông lỏng, bảo đảm cán bộ thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ, không để tình trạng cán bộ sai phạm dẫn đến thi hành kỷ luật.

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo Nghị quyết số 24-NQ/TW là một bước cụ thể hơn tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng ở vùng Đông Nam Bộ, làm cho các đảng bộ, hệ thống chính trị các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ trong sạch, vững mạnh. Với đặc thù của vùng Đông Nam Bộ, các cấp ủy đảng cần quan tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị địa phương với hệ thống giải pháp đồng bộ, toàn diện tiếp tục đóng góp cho sự phát triển vùng Đông Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chungq

----------------------------------------------------------------

(1), (2), (3) và (4) Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tr.1, 3, 4 và 5

(5)https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/doi-moi-sang-tao-trong-xay-dung-dang-1491918996

(6) (9) Báo cáo số 344-BC/TU ngày 18/8/2023 của Tỉnh ủy Đồng Nai về sơ kết hai năm rưỡi thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025

(7) và (11) Báo cáo số 491-BC/TU ngày 20/9/2023 của Tỉnh ủy Tây Ninh về sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025

(8) và (10) Báo cáo s 530-BC/TU ngày 12/10/2023 của Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu về đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 - 2025