1. Đặt vấn đề

Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển triển kinh tế tư nhân trở thành một động lc quan trng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã khng định: “Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng ct để phát trin mt nn kinh tế độc lp, tchủ”(1). Đây là sự khẳng định quan trọng của Đảng về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nước ta. Đồng thời, Nghị quyết tiếp tục nhấn mạnh quan điểm, tư duy nhất quán đối với việc phát triển kinh tế tư nhân, coi “phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta và đây còn là mt phương sách quan trng để huy động và phân bcó hiu qucác ngun lc phát trin và gii phóng sc sn xut(2). Trên cơ sở thống nhất nhận thức quan điểm về phát triển kinh tế tư nhân, Đảng ta đã ra sc “khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng đóng góp trong GDP. Xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điu kin thun li để phát trin kinh tế tư nhân lành mnh và đúng định hướng. Chăm lo bồi dưỡng, giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần tự lực, tự cường, lòng yêu nước, tự tôn dân tộc gắn bó với lợi ích của đất nước và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của các chủ doanh nghiệp. Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng vững mạnh, có ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm với xã hội và kỹ năng lãnh đạo, quản trị cao”(3).

 Đối với Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, việc vận dụng sáng tạo, hiệu quả Nghị quyết quan trọng này sẽ làm cho kinh tế tư nhân của Thành phố phát triển, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư, tạo việc làm, cải thiện an sinh xã hội. Do đó, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển là tiền đề giải phóng các nguồn lực của xã hội, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm của Thành phố là “tiếp tục giữ vững vai trò trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước, có sức lan tỏa, thúc đẩy phát triển vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam; sớm trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của khu vực Đông Nam Á và châu Á, có năng lực cạnh tranh toàn cầu”(4).

2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào to, khoa hc - công nghệ, đầu mi giao lưu và hi nhp quc tế, đầu tàu, động lc, có sc hút và sc lan ta ln ca vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm 0,6% diện tích cả nước nhưng có dân số đông nhất chiếm 9,3% dân số của cả nước. Nhờ năng suất lao động cao mà Thành phố đóng góp hơn 22% vào kinh tế cả nước và 27% vào tổng thu ngân sách cả nước(5). Trong nhiều năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh luôn là nền kinh tế có đóng góp lớn nhất cho quy mô GDP chung của cả nước. Giai đoạn 2016 - 2021, quy mô GRDP của Thành phố đóng góp trên 22,2% vào quy mô GDP của cả nước(6). Trong năm 2021, do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, tỷ lệ đóng góp của kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vào GDP cả nước giảm đi rõ rệt. Cụ thể, Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp khoảng 15,46% vào GDP cả nước năm 2021, giảm 6,34% so với năm 2020 (21,8%). Đến năm 2022, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã có sự tăng trưởng mạnh, tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 tăng 9,03% so với cùng kỳ. Các dự án, công trình trọng điểm cũng được triển khai theo đúng kế hoạch, đẩy nhanh xây dựng, hoàn thiện và đưa vào sử dụng các dự án kết cấu hạ tầng trọng yếu, nhất là Dự án đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), đường Vành đai 3, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài,… Đóng góp vào sphát trin ca Thành phHChí Minh nhng năm qua là scgng nlc ca Đảng bộ, chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành liên quan, các thành phần kinh tế, trong đó có vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân.

Đảng bvà chính quyn Thành phố đã sớm nhận thấy kinh tế tư nhân là mt thành phn kinh tế quan trng, có tác động và đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của Thành phố. Do đó, Thành phố đã luôn coi trọng việc thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân và to điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển trong triển khai các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế. Tùy vào từng thời kỳ, từng giai đoạn, Thành phố đã đưa ra những định hướng, chính sách và giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Để hiện thực hóa hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển, Thành phố đặc biệt chú trọng đến việc tạo lập môi trường thuận lợi về thể chế, chính sách. Trong đó, có nhiều chương trình, chính sách được ban hành, thay đổi và mang lại hiệu quả, như:

Một là, chương trình cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký kinh doanh. Cụ thể, tạo điều kiện thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp đăng ký tại nhà, xây dựng cơ chế “một cửa điện tử”, thống nhất đầu mối tiếp nhận và xử lý hồ sơ, hướng dẫn chi tiết trong giải quyết thủ tục hành chính. Đây được coi là skhởi đầu sáng tạo của Thành phố và được khng định là đúng, hiện cũng đang được áp dụng thực hiện chung cho các cơ quan hành chính nhà nước ở tất cả các cấp chính quyền địa phương trong cả nước, là đóng góp có ý nghĩa quan trọng, có tính đột phá của Thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình cải cách nền hành chính quốc gia.

Hai là, chương trình kích cầu đầu tư chương trình hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ, kinh tế số. Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo mang tầm quốc gia, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ với hạt nhân là Khu Công viên phần mềm Quang Trung, Khu Công nghệ cao, các viện nghiên cứu, các trường đại học. Đây là nơi tập trung nguồn lực để phát triển công nghiệp phần mềm tại Thành phố Hồ Chí Minh và cũng là các khu công nghệ thông tin tập trung của cả nước. Đây cũng là mt trong nhng đặc thù gn vi phát triển kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ba là, chương trình hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, thủ tục thuế, hải quan, mặt bằng sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường. Thành phố Hồ Chí Minh luôn đẩy mạnh thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao có đủ đức và tài. Ngoài ra, năm 1993, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh chủ trương thành lập Trung tâm Chứng khoán Thành phố, xây dựng thị trường vốn và đến năm 2000, Chính phủ cho phép thành lập Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là sở giao dịch chứng khoán đầu tiên của Việt Nam.

Bốn là, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp,… Các chương trình, chính sách này nhằm góp phần tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia vào thị trường quốc tế sâu rộng.

Chương trình chính sách phát triển kinh tế tư nhân của Thành phố Hồ Chí Minh đã mang lại hiệu quả rõ nét. Nhờ đó, hoạt động kinh doanh ở đây diễn ra rất năng động và sáng tạo. Kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2021, Thành phố có 208.609 doanh nghiệp ngoài nhà nước, tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể là 387.406 cơ sở(7). Quý IV năm 2021, toàn Thành phố có 30.829 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký đạt 517.694 tỷ đồng(8); Quý IV năm 2022, toàn Thành phố có 44.369 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký đạt 472.559 tỷ đồng(9). Ngoài số lượng doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cũng có sự thay đổi qua các năm, cụ thể, cơ cấu đầu tư chuyển dịch theo hướng tỷ trọng khu vực nhà nước giảm (chỉ còn 16,7%), tăng tỷ trọng đầu tư khu vực ngoài nhà nước là 69,1%; tỷ trọng khu vực FDI giữ ổn định khong 14,2%(10). Năm 2021, tng vn đầu tư toàn xã hi theo giá hin hành ước đạt 344.829 tỷ đồng, so vi cùng kgim 22%, bao gồm vốn khu vực nhà nước đạt 43.652 tỷ đồng, chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư, giảm 41,8% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài nhà nước đạt 248.190 tỷ đồng, chiếm 72%, giảm 18,6% so với cùng kỳ năm trước; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 52.987 tỷ đồng, chiếm 15,4%, giảm 15% so với cùng kỳ(11). Năm 2022, khu vc kinh tế tư nhân đã thu hút, gii quyết vic làm cho 315.612 lượt người, tăng 5,3% so vi kế hoch năm, tăng 3,28% so vi cùng k(12).

Việc vận dụng Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân đã to ra nhng bước đổi mi căn bn vcơ chế, chính sách và ci trói nhng rào cn để kinh tế tư nhân phát triển. Bên cạnh đó, Thành phố còn đặt ra mc tiêu phn đấu đến năm 2025 scó trên 500.000 doanh nghip, trong đó, nhng doanh nghip quy mô ln và khu vc kinh tế tư nhân sẽ đóng góp khoảng 65% GDP, 64% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, năng suất lao động xã hội tăng 6,5%/năm, hằng năm có từ 30 đến 35% số doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo. Thông qua số liệu thống kê, có thể khẳng định, khu vực kinh tế tư nhân của Thành phố Hồ Chí Minh đang ngày càng thhin vai trò quan trng, động lc trong phát trin kinh tế - xã hi, gii quyết vic làm, tăng cường các ngun lc xã hi cho đầu tư phát trin sn xut, kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, tạo sức mạnh tăng trưởng đột phá cho Thành phố. Thành phố cũng ban hành nhiều chính sách để từng bước hình thành, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và đang trở thành điểm sáng của cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp trên cả nước. Tính đến năm 2020, tổng số các nhóm, các doanh nghiệp khởi nghiệp đang hoạt động trên địa bàn ước khoảng 2.200 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 55% so với cả nước. Thành phố tiếp tục đầu tư, khai thác hiệu quả các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ tại các trường đại học, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao, Công viên phn mm Quang Trung để hình thành mt hsinh thái khởi nghiệp bền vững. Ngoài ra, Thành phố còn triển khai đề án xây dựng Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông tạo ra trung tâm động lực tăng trưởng mi trong thi kCách mng công nghip lần thứ tư, góp phần củng cố vững vàng vai trò đầu tàu, hạt nhân của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Đời sống văn hóa của người dân ngày càng được cải thiện. Phát huy truyền thống nhân ái, nghĩa tình trở thành nét đặc trưng của người dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Mặc dù khu vực kinh tế tư nhân Thành phố Hồ Chí Minh có những bước phát triển vượt bậc về số lượng cũng như số vốn đầu tư, nhưng đến nay vẫn còn có một số rào cản nhất định, như: 1) Chưa có tập đoàn tư nhân tầm cỡ khu vực và thế giới: số liệu điều tra chỉ ra, mặc dù số lượng doanh nghiệp phát triển nhanh nhưng trên thực tế quy mô doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm gần 99%), trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm hơn 89%; 2) Chưa chú trọng đúng mức việc phát triển hạ tầng công nghiệp, hạ tầng dịch vụ và hạ tầng giao thông nên chưa tạo được sự dẫn dắt phát triển các ngành kinh tế và tạo đột phá về thu hút đầu tư. Chế độ chính sách thúc đẩy khoa học - công nghệ phát triển còn hạn chế, chưa phát huy hết nguồn lực khoa học - công nghệ của Thành phố; 3) Cơ chế, chính sách htrphát trin doanh nghip tư nhân, đặc biệt là các chính sách liên quan đến thuế, thủ tục hải quan… còn nhiu vướng mc; 4) Thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp; tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà, thiếu trách nhiệm, lạm dụng chức quyền, gây khó khăn cho doanh nghiệp vẫn còn khá phổ biến; 5) Phân công, phân cấp, phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương còn bất hợp lý, thiếu chặt chẽ; 6) Hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của kinh tế tư nhân còn thp.

Khu vực kinh tế tư nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh còn gặp phải một số rào cản, hạn chế là do một số nguyên nhân: Thứ nhất, một số vấn đề về phát triển khu vực kinh tế tư nhân chưa được cụ thể hóa và làm rõ ctrong nhận thức và tư duy lý luận. Hiểu và nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân vẫn chưa đầy đủ, rõ ràng. Điều này ít nhiều đã gây khó khăn trong công tác thống kê cũng như nghiên cứu đánh giá về kinh tế tư nhân. Đồng thời, phần lớn các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo kinh nghiệm, thiếu dự báo và chạy theo thị trường nên thường gặp rủi ro. Thứ hai, môi trường pháp lý đối với khu vực kinh tế tư nhân vẫn chưa hoàn thiện, thiếu nhất quán, rõ ràng và còn chồng chéo. Mặc dù đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và thử thách. Khu vực kinh tế tư nhân của Thành phố phải đối mặt với nhiều khó khăn về môi trường kinh doanh và pháp lý, thủ tục hành chính, thị trường tín dụng, cơ hội đầu tư khá phiền hà, phức tạp. Chi phí đầu tư kinh doanh, chi phí vận tải và lãi sut vay cao. Thứ ba, tiếp cận vốn vay của các ngân hàng thương mại cũng là thách thức lớn đối với khu vực kinh tế tư nhân của thành phố, các chính sách thuế quá nhiều bất cập và có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Một số chính sách quy định chỉ đề cập đến doanh nghiệp nhà nước mà chưa đề cập đến doanh nghiệp tư nhân, nhiều doanh nghiệp tư nhân phải trả các khoản chi phí không chính thức để giải quyết công việc. Mặt khác, thủ tục hành chính còn bất cập, phức tạp, thiếu thị trường, thiếu mặt bằng sản xuất, kinh doanh là trở ngại lớn nhất đối với doanh nghiệp tư nhân. Thứ tư, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là hạ tầng giao thông và nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chất lượng nguồn nhân lực không cao, khả năng tiếp cận thông tin thị trường thấp. Ngoài ra, khu vực kinh tế tư nhân còn thiếu hụt lao động có kỹ năng, có tính chuyên nghiệp hóa, công nghệ lạc hậu, cơ sở vật chất manh mún. Các hộ kinh doanh mặc dù nắm bắt thị trường nhanh nhưng cũng dễ bị tổn thương khi thị trường gặp biến cố.

3. Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết số 10-NQ/TW

Để tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân theo tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Thành phố Hồ Chí Minh cần tập trung thực hiện nhất quán một số vấn đề về việc xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, thống nhất nhận thức tư tưởng và tư duy lý luận về phát triển kinh tế tư nhân, tạo môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch thu hút đầu tư kinh doanh kết hợp đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương của Thành phố. Trong đó cần:

Một là, thống nhất, nâng cao nhận thức về kinh tế tư nhân và vai trò quan trọng của phát triển kinh tế tư nhân đối với Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. Điều này mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với một địa phương có nền kinh tế phát triển như Thành phố Hồ Chí Minh, bởi việc xác định tầm quan trọng của kinh tế tư nhân sẽ giúp định hướng rõ ràng các chính sách hỗ trợ phát triển và nâng cao hiệu quả, năng suất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

Hai là, tạo lập môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch thu hút đầu tư kinh doanh, bảo đảm kinh tế tư nhân được cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo cơ chế thị trường. Khuyến khích thành lập doanh nghiệp tư nhân, phát triển sản xuất kinh doanh trong tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp lut không cm.

Ba , đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, sở, ban, ngành và chính quyền địa phương của Thành phố theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. Đơn gin hóa và bãi bcác thtc hành chính không cn thiết, to mi thun li và gim ti đa thi gian, chi phí cho doanh nghip và người dân. Đề cao trách nhim công vca cán bộ, công chccác cơ quan hành chính trong vic tiếp nhn, x, phn ánh kiến nghca cá nhân, tchc vquy định hành chính.

Bốn , học tập nghiên cứu và xây dng các chương trình htrthúc đẩy kinh tế tư nhân của Thành phố phát triển như là ưu tiên hỗ trợ kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, thuế, mặt bằng sản xuất kinh doanh, đào to nguồn nhân lực chất lượng cao, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế… Hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến nhằm gia tăng giá trị sản xuất và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên, thanh niên. Mặt khác, cần nâng cao vai trò các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp của Thành phố đối với kinh tế tư nhân, nhất là trong việc chống buôn lậu, gian lận trong thương mại, kinh doanh.

Năm , nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Các cấp ủy đảng, chính quyền Thành phố cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung Nghị quyết số 10-NQ/TW trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân và các doanh nghiệp tư nhân thấy được Thành phố luôn đồng hành cùng doanh nghiệp. Đồng thi, Thành phcn tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, trách nhiệm giải trình của các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương.

4. Kết luận

Xóa bmi rào cn, định kiến, tạo điu kin thun li để phát triển kinh tế tư nhân là tiền đề giải phóng các nguồn lực của xã hội và phát huy tối đa các tiềm năng to lớn của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, thống nhất trong nhận thức, tư tưởng, quan điểm chỉ đạo trong triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân là điều hết sức quan trọng và có ý nghĩa. Có thể thấy, phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững đã thc strthành mt động lc quan trng ca nn kinh tế thtrường định hướng xã hi chnghĩa, góp phn phát trin kinh tế - xã hi nhanh, bn vng và không ngng nâng cao đời sng ca nhân dân, thc hin tiến bộ, công bng xã hi, đảm bo quc phòng, an ninh, sm đưa nước ta trthành nước công nghip theo hướng hin đại.

Phát triển kinh tế tư nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua là minh chứng rõ ràng nhất khẳng định chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng khi xác định kinh tế tư nhân là mt động lc quan trng ca nn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy, để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh và hội nhập kinh tế quốc tế thành công thì cần có nhng gii pháp thúc đẩy phát trin tphía Trung ương, chính quyn Thành phvà tbn thân các doanh nghip thuc khu vc tư nhân trên địa bàn. Quan trọng hơn hết là Thành phố Hồ Chí Minh cần tiếp tục quán triệt sâu sắc những nội dung Nghị quyết số 10-NQ/TW để vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, sát với thực tế địa phương, đề ra các cơ chế, giải pháp phù hợp nhằm kích thích, tạo động lực thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân của Thành phố phát triển, xứng đáng với vai trò “đầu tàu” kinh tế của cả nước.

 

 (1), (2) và (3) Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2017, tr.4

(4) Bộ Chính trị, Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30/12/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2022, tr.2

(5) Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, 2021, tr.16, http://cucthongke.hcmcso.gov.vn/TTKTXH/TTKTXH

(6) và (10) Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr.13 và 99

(7) Số doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng hơn 26% so với năm 2016 | Doanh nghiệp | Vietnam+ (VietnamPlus)

(8) và (11) Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, 2021, tr.16 và 12, http://cucthongke.hcmcso.gov.vn/TTKTXH/TTKTXH

(9) và (12) Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, 2022, tr.11-12 và 27-28,http://cucthongke.hcmcso.gov.vn/TTKTXH/TTKTXHA